Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Một đánh giá phiến diện về tự do trên mạng của FH về Việt Nam

Ngày 21/9, trong báo cáo hằng năm có tên “Tự do trên mạng 2021: Nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát các đại công ty công nghệ”, tổ chức Freedom House (FH) đã đưa ra các cáo buộc sai sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Trong báo cáo này, FH “chấm điểm” Việt Nam ở mức 19/100 điểm, thuộc nhóm các quốc gia “không có tự do Internet”(?). Tỷ lệ người sử dụng internet ở Việt Nam rất cao Tại buổi họp báo thường kỳ tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 23/9, liên quan tới câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 21/9, Tổ chức Freedom House ra báo cáo tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia không có tự do trên Internet, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, định kiến dựa trên những thông tin sai sự thật về Việt Nam. Thực tế, những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ. Do đó, báo cáo của Freedom House là vô giá trị và tôi thấy không cần thiết phải bình luận thêm”. Chúng ta đều biết ngày 19/11/1997, Việt Nam mới chính thức kết nối internet toàn cầu. Như vậy, có nghĩa là Việt Nam kết nối với internet toàn cầu chậm hơn nhiều so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, số người sử dụng internet ở Việt Nam đã không ngừng tăng cao. Nếu ở giai đoạn đầu mới chỉ có khoảng trên 200 nghìn người sử dụng thì năm 2012, số người sử dụng internet lên tới 31 triệu người, năm 2017, con số này là hơn 50 triệu, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới khi ấy. Và nay, con số người sử dụng internet ở Việt Nam đã lên tới 68 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực Châu Á. Nếu thật sự ở Việt Nam “không có tự do internet”, người dân “gần như bị cấm truy cập vào mạng xã hội” như bảng “chấm điểm” kia của FH thì phải giải thích ra sao về con số này? Tự do internet không phải muốn làm gì thì làm Internet là mạng xã hội ảo, song những tác hại mà nó gây ra là thật, vì vậy, các nước đều có những quy định để quản lý internet. Không phải chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đều ban hành các quy định để quản lý mạng xã hội phù hợp hướng tới môi trường internet an toàn lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng. Ủy ban Châu Âu (EC) yêu cầu Facebook, Google, Twitter phải điều chỉnh các điều khoản sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin xuyên tạc, sai sự thật, nếu không sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc. Chính phủ Mỹ đã ban hành 3 đạo luật an ninh mạng chính là: Đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2021. Tòa án Tối cao Mỹ đã thông qua sửa đổi Điều 41 Bộ luật Hình sự, cho phép Cục Điều tra Liên bang (FBI) được quyền truy cập vào máy tính của bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thông tin mạng internet. Trung Quốc ban hành nhiều văn bản về quản lý internet, trong đó có: Pháp lệnh Bảo vệ an ninh của các hệ thống thông tin (tháng 2/1994); Chỉ thị số 292 (tháng 9/2000) quy định về giới hạn đối với các nhà cung cấp nội dung trên internet; Chính sách quản lý mạng trực tuyến (tháng 12/2012)… Đối với tổ chức, cá nhân, Luật An ninh mạng năm 2016 của Trung Quốc quy định bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi đăng tải các thông tin điện tử, cung cấp phần mềm ứng dụng cũng không được phép cài đặt chương trình độc hại hay có chứa các nội dung bị cấm đăng, phát tán theo quy định của pháp luật. Đức đã có quy định về Luật An ninh mạng từ rất sớm. Tháng 7/2015, Quốc hội Đức đã thông qua Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ tốt hơn cho công dân và các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Luật An ninh mạng của Đức yêu cầu các công ty và cơ quan liên bang phải có tiêu chuẩn bảo mật mạng tối thiểu và phải được Văn phòng Bảo mật Thông tin Liên bang (BSI) chứng nhận. Trong luật mới có những điều, khoản cụ thể đối với người sử dụng mạng internet như cấm âm mưu sử dụng bạo lực lật đổ an ninh quốc gia, cấm xúi giục hành vi phạm tội... Luật An ninh mạng của Singapore ban hành năm 2017 cho phép Cơ quan An ninh mạng nước này theo dõi và quản lý an toàn không gian mạng của quốc gia. Cơ quan An ninh mạng được phép thực hiện các biện pháp chủ động để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và nhanh chóng ứng phó với các mối đe dọa và sự cố… Thời gian qua ở Việt Nam, rất nhiều người đã sử dụng internet để đưa những thông tin kích động bạo lực, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ, vu khống người khác, đưa các thông tin dâm ô, đồi truỵ, cổ suý bạo lực, gây chia rẽ vùng miền, dân tộc… Đó là những hành vi vô cùng nguy hiểm nếu các cơ quan có trách nhiệm không có những biện pháp mạnh để quản lý nhằm lập lại trật tự này. Một điều không thể phủ nhận là internet đã chi phối hầu như rất nhiều hoạt động của con người, của xã hội, vì vậy, một trong những yêu cầu bắt buộc là dù trên không gian mạng, trên môi trường ảo thì tất cả đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Thực tiễn không thể phủ nhận Trước đây, để phụ họa cho bảng “chấm điểm” một lần nọ của FH, trên trang của BBC có bài viết với tiêu đề: “Dân Việt dùng mạng xã hội nhiều, nhưng Việt Nam đứng chót bảng Tự do Internet”. Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các hành vi bị nghiêm cấm trên internet đều là các hành vi vi phạm và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, gây bất ổn về mặt xã hội. Chẳng hạn, cấm đưa các thông tin xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc, các thông tin sai sự thật, các thông tin ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, xúi, lôi kéo người khác phạm tội, những thông tin về mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người, dâm ô, đồi trụy, tội ác… Thử hỏi có đất nước nào - dù chưa có quy định - cổ suý cho việc đăng những thông tin dạng này? Cũng cần khẳng định lại rằng, ở Việt Nam không hề có chuyện cấm sử dụng internet, không cấm mạng xã hội: Facebook, Youtube, Google, Zalo... Cũng vậy, không có quy định nào cấm phát ngôn trên mạng, nhưng người phát ngôn phải chịu trách nhiệm về thông tin của mình. Thời gian qua, đã có rất nhiều người có các hành vi vu khống, thoá mạ, bôi nhọ người khác trên internet bị xử phạt. Cùng với đó đã có rất nhiều người bị mất an ninh trên mạng đã được bảo vệ. Nếu “rảo” một vòng trên internet chúng ta sẽ không khó để bắt gặp rất nhiều các trang facebook của những người nổi tiếng viết những bài phản biện, góp ý “nảy lửa”, thế nhưng hầu như họ cũng không bị hạn chế hay gây khó dễ nếu không vi phạm các điều khoản của nhà quản lý mạng. Có lẽ, ngoài việc “không cần thiết phải bình luận thêm” như phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thì ý kiến ông Yerlan Baizhanov - Ðại sứ Kazakhstan tại Việt Nam là ý kiến xác đáng. Ông Yerlan Baizhanov đã bình luận: “Có những tổ chức nhân quyền có tư tưởng rất cứng nhắc, phiến diện. Họ bị chi phối bởi tham vọng chính trị. Họ không chú ý đến sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa. Khi lập báo cáo, họ thường bị yếu tố chính trị và định kiến chi phối. Chúng ta sống và làm việc không phải để làm hài lòng những tổ chức như FH…”./. Nguồn: https://hcmcpv.org.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét