Chế độ xã hội chủ nghĩa ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) và sau này đã trở thành một hệ thống trên toàn thế giới đã tỏ rõ được tính ưu việt so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó.Tuy nhiên, sự thật là cuối thập niên 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và hàng loạt các nước xã hội ở Đông Âu sụp đổ. Sự sụp đổ đó là do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan của các Đảng cộng sản, cả nguyên nhân chống phá của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, phản động.
Sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào
chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây
hoang mang, dao động trong đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến
cho ở Đông Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì
chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối cùng chính quyền cũng lọt vào tay
nhóm chống đối trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xô viết từ rất
sớm.
Như vậy, cùng với sự chống phát quyết liệt của các phần tử
chống cộng, sai lầm của các Đảng Cộng sản ở Liên Xô và Đông âu là không kiên
định nguyên tắc hoạt động và tổ chức của Đảng mà Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ
ra; từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ dẫn đế từ bỏ Đảng về bản chất và như vậy
cũng đồng nghĩa với từ bỏ sự lãnh đạo của mình đối với xã hội. Điều đó càng cho
thấy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do Đảng cộng sản lãnh đạo vẫn còn
nguyên giá trị. Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây
dựng CNXH, chứ không phải sự sụp đổ của CNXH nói chung, với tư cách là một nấc
thang phát triển của xã hội loài người. Sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu
kéo theo thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là một tổn
thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ không phải tất yếu. Thực tiễn cho thấy, các
nước XHCN còn lại vẫn giữ vững trận địa, đảng cộng sản và công nhân
sẽ khôi phục hoạt động trong điều kiện mới. Bât luận trong hoàn cảnh nào, với
hình thức này hay hình thức khác thì xu thế XHCN để tiến tới Cộng sản
chủ nghĩa là quy luật tiến hóa tất yếu của xã hội nhận loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét