Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG ÂM MƯU “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY

           Hiện nay, bên cạnh những tiện ích của mạng xã hội mang lại thì mặt trái của nó là không hề nhỏ; đặc biệt là các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng mạng xã hội để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” (DBHB) chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, từ đó tích cực đấu tranh làm thất bại chiến lược DBHB trên mạng xã hội là rất cần thiết. 

Tính chất phản động, mục tiêu chống phá thể hiện rõ ở một số nội dung trọng điểm như: xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, thân thế sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng; bôi nhọ nhân sự cấp cao và kích động, chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng. Do đặc thù của internet là tốc độ truyền thông tin nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng… nên những quan điểm sai trái trên mạng xã hội có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối tượng trong xã hội.

Một số biện pháp đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội hiện nay cần tập trung:

Một là, Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp đối với hệ thống thông tin nói chung, mạng xã hội nói riêng.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp đối với hệ thống thông chúng nói chung, mạng xã hội nói riêng có ý nghĩa quan trọng và quyết định hàng đầu đến sự vững vàng trận địa chính trị – tư tưởng của mỗi cơ quan, khoa, đơn vị trong Nhà trường. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng là tăng cường sự chỉ đạo, định hướng chính trị tư tưởng đối với hệ thống thông tin, phát huy sức mạnh của hệ thống đó nhằm xây dựng và bảo vệ trận địa tư tưởng chính trị và đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch. Đề tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp đối với hệ thống thông tin nói chung, mạng xã hội nói riêng cần phải quán triệt, định hướng chính trị, nâng cao nhận thức cho các đối tượng khi tiếp cận thông tin, mạng xã hội, nhất là các cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội có nội dung xấu, độc.

Hai là, Tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ, nhân viên toàn Học viện trong cuộc đấu tranh chống DBHB nói chung, trên mạng xã hội nói riêng.

Đấu tranh chống DBHB trên mạng xã hội là cuộc đấu tranh khó khăn và phức tạp vừa là nhiệm vụ cấp bách tức thời vừa là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp lâu dài. Kẻ thù thường huy động nhiều lực lượng và đầu tư nhiều tiền để xây dựng và triển khai chiến lược DBHB. Do vậy, cần phải tập trung giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ, nhân viên toàn Học viện thấy được chống DBHB là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc quyết liệt, toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại từ đó tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động phá hoại tư tưởng của địch.

Ba là, Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong Học viện tham gia đấu tranh chống DBHB trên mạng xã hội.

Nếu chỉ dựa vào lực lượng chuyên trách thì không thể giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này. Do đó, phải huy động sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng, của mọi cán bộ, đảng viên; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, ý thức tự giác, hành động tích cực trong phê phán, đấu tranh chống quan điểm sai trái. Đấu tranh, phê bình trực diện đối với những cá nhân cơ hội, lệch lạc về chính trị ngay từ đơn vị.

Bốn là, Tăng cường khả năng “miễn dịch” của các tổ chức, mọi cá nhân trong đơn vị.

Trong một thế giới “phẳng” do sự bùng nổ công nghệ thông tin, có thể thấy rằng, khó mà che dấu được những sự kiện lớn nhỏ xẩy ra trong nước, trên thế giới cũng như trong đơn vị. Vì vậy, chủ động thông tin đúng, đủ, kịp thời và có định hướng chính trị rõ ràng về các sự kiện, hiện tượng và vấn đề nảy sinh trong nước, trên thế giới cũng như trong đơn vị, đáp ứng một cách tích cực nhất nhu cầu nhận thức, thị hiếu của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ. Thông qua đó để định hướng tư tưởng, hướng dẫn nhận thức, tạo thành dư luận xã hội tích cực nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị trung tâm, nâng cao khả năng chống “tự diễn biến”, khả năng “tự đề kháng” với những âm mưu DBHB của địch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét