Hiện tượng mạng “Thích Minh Tuệ” trở thành người nổi tiếng “bất đắc dĩ” được các Youtuber, Tiktoker, Facebooker… thổi phồng gây chú ý và thu hút sự hiếu kỳ của đám đông. Mục đích là thu hút, lôi kéo người dùng mạng vì mục đích bán hàng, muốn được chú ý từ đó tạo thành các trào lưu kích động tính hiếu kỳ của đám đông tạo ra cảnh tượng lộn xộn, phản cảm khiến chính Thích Minh Tuệ phải chịu thêm “kiếp nạn” đến sinh hoạt cá nhân, ăn, ngủ cũng bị theo dõi. Vậy mà, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng để chống phá Việt Nam. Trang “Doithoaionline” Cảnh Chân có bài viết: “Vụ đàn áp Thích Minh Tuệ: điểu tận cung tàng”, cho rằng Đảng Cộng sản đẩy hình tượng Thích Minh Tuệ lên để bẻ lái dư luận khỏi cuộc đấu tranh trong nội bộ chính trị…. Thực tế, Cảnh Chân và các thế lực thù địch đang gia tăng hoạt động chống phá Việt Nam bằng hình thức đăng tải các hình ảnh, bài viết nhằm mục đích “tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam”; “vu cáo lực lượng Công an đã bắt Thích Minh Tuệ”; xuyên tạc, hạ uy tín của tu sỹ Phật giáo thuộc Giáo hội phật giáo Việt Nam; kích động tăng, ni, phật tử và nhân dân tu theo “Thích Minh Tuệ”, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các tôn giáo và quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.
1. Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định, tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đã, đang và sẽ đồng hành cùng dân tộc. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 của Việt Nam ghi rõ, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo,…. Đồng thời, quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;… lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi. Tất cả các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc Thích Minh Tuệ “tự tu” theo cách thức hạnh đầu đà (khổ hạnh) là quyền tự do của mỗi cá nhân, không có đúng, sai, hơn, kém mà đơn giản là một cá nhân trong xã hội thực hiện quyền cơ bản của mình theo Hiến pháp. Thế nhưng các thế lực lại gieo rắc hoài nghi, phân biệt giữa người tu trong các tổ chức tôn giáo với người tu khổ hạnh cho rằng khổ hạnh mới là chính pháp nhằm tạo ra mâu thuẫn bên trong tôn giáo nhằm làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc của chúng ta.
2. Việc “cho thôi”, “miễn nhiệm” là một trong những dấu ấn nổi bật, có tính đột phá trong việc kết hợp chặt chẽ giữa học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đánh giá “Công tác quản lý cán bộ có nơi, có lúc bị buông lỏng; chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người yếu kém, uy tín thấp, không đủ sức khỏe”. Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3-11-2021, của Bộ Chính trị, “Về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ” đã có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định về “miễn nhiệm” và “từ chức”. Việc cho “thôi chức” đối với cán bộ cấp cao là bước tiến rất lớn, thể hiện phương châm “có lên, có xuống, có vào, có ra” trong công tác cán bộ được triển khai sâu rộng, đồng bộ, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; đồng thời, cán bộ mạnh dạn “từ chức” và “từ chức” trở thành văn hóa, thể hiện tính liêm sỉ và giá trị công bộc của cán bộ, đảng viên.
Kết quả nổi bật trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta thời gian qua đã góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Do đó, luận điệu của Cảnh Chân và thế lực thù địch cho rằng: Đảng cộng sản đẩy hình tượng “Thích Minh Tuệ” lên để bể lái dư luận khỏi cuộc đấu tranh trong nội bộ chính trị là nhằm hạ thấp vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân cần nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác về âm mưu, hoạt động lợi dụng hiện tượng “Thích Minh Tuệ” để chống phá Việt Nam của các tổ chức phản động lưu vong, tuyệt đối không nghe theo luận điệu tuyên truyền của chúng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét