Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN NHỮNG NỖ LỰC CỦA VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

 

Ngày 24/6/2024 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình buôn người 2024, theo đó, Việt Nam chỉ còn bị xếp hạng Cấp độ 2 (Tier 2) và không còn nằm trong danh sách bị “theo dõi” nữa. Lợi dụng sự kiện này, trên trang “Voatiengviet”, Đài VOA đã đăng tải bài viết: Hoa kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “theo dõi” về buôn người. Mục đích của VOA là phủ nhận những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong phòng, chống buôn bán người hiện nay. Chúng ta biết rằng:

1. Ngày 30/7 hàng năm được Liên hợp quốc lựa chọn là “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”. Tại Việt Nam, từ năm 2016 cũng đã lấy ngày 30/7 là ngày “Toàn dân phòng, chống mua bán người” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi loại tội phạm này. Trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần cầu thị, sẵn sàng hợp tác, lắng nghe khuyến nghị của các chính phủ, cơ quan, tổ chức quốc tế để có những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn loại tội phạm mua bán người. Song, chúng ta cũng không chấp nhận các đánh giá phiến diện, luận điệu xuyên tạc; phủ nhận những nỗ lực trong phòng, chống mua bán người mà chúng ta đã đạt được.

Từ năm 2000, văn phòng Giám sát và Chống buôn người thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu công bố Báo cáo thường niên về tình hình buôn người trên phạm vi toàn cầu. Trong đó nhận xét công tác phòng, chống mua bán người của gần 200 quốc gia dựa theo sự tuân thủ của chính phủ đó với hệ thống quy định trong Đạo luật Bảo vệ nạn nhân buôn người của Hoa Kỳ, và xếp thành 4 nhóm theo cấp độ: Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 2 cần theo dõi, nhóm 3. Kể từ khi được ban hành, nội dung trong các bản Báo cáo này đã trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi, đồng thời các đối tượng phản động chống phá (trong đó có Đài VOA) cũng khai thác nội dung trong bản báo như một căn cứ, một dẫn chứng để xuyên tạc về tình hình mua bán người tại Việt Nam. Dù không đồng tình với nội dung được nêu trong các báo cáo về tình hình mua bán người hằng năm nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn giao lưu, hợp tác, tiếp thu kinh nghiệm với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, đồng thời nghiêm túc xem xét, giải quyết các khuyến nghị được nêu ra trong từng báo cáo.

2. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống mua bán người. Trong những năm qua, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người trên thế giới và trong khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, với tính chất, phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung và các nước Tiểu vùng sông Mê Kông nói riêng, trong đó có Việt Nam, tình trạng tội phạm mua bán người xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, với thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi. Phần lớn các vụ mua bán người đều do các đường dây tội phạm thực hiện, có sự kết cấu chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ đoạn hứa hẹn việc làm, môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi. Chúng thường lên mạng Internet để làm quen, rồi dụ dỗ các bé gái và chị em ở nông thôn có nhu cầu việc làm theo chúng lên biên giới tìm việc, hoặc vờ yêu đương rồi bán cho bọn mua bán người. Thời gian gần đây đã xuất hiện cả những vụ mua bán đàn ông, học sinh, sinh viên, mua bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê…Tuy nhiên, công tác đấu tranh với tội phạm mua bán người được thực hiện với tinh thần quyết liệt, không khoan nhượng. Tính riêng trong năm 2022, lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát hiện, điều tra 90 vụ/247 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định được 222 nạn nhân bị mua bán liên quan đến các vụ án. Riêng trong 6 tháng đầu năm tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 102 vụ mua bán người, bắt giữ 170 đối tượng. Đồng thời, đã giải cứu và hỗ trợ 157 nạn nhân bị buôn bán người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

3. Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Trong các chương trình phòng, chống mua bán người các giai đoạn, đều huy động sự vào cuộc, tham gia của cả hệ thống chính trị, các ban, bộ, ngành và mọi người dân, đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người hằng năm. Đặc biệt, trong năm 2024, công tác phòng, chống mua bán người được Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ triển khai quyết liệt, nhất là chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống mua bán người. Việc thể chế hóa các quy định trong lĩnh vực này đã được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với luật pháp quốc tế. Bởi sau hơn 13 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 đã bộc lộ một số điểm chưa tương thích cần phải sửa đổi, bổ sung. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm mua bán người, Việt Nam đang tích cực lập Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Cùng với đó đã ứng dụng khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

Việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh với tội phạm mua bán người là yêu cầu đặt ra với không chỉ Việt Nam mà với tất cả các quốc gia, bởi trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, loại tội phạm này hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Về hợp tác đa phương, Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên của nhiều công ước, văn kiện pháp luật quốc tế liên quan trực tiếp đến công tác này. Trong hợp tác song phương, Việt Nam đã ký và tiếp tục triển khai có hiệu quả các Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước trên thế giới, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bao gồm cả vấn đề mua bán người.

Ngoài ra, Việt Nam đã ký 15 hiệp định song phương và 13 hiệp định tương trợ tư pháp về phòng, chống tội phạm với các nước, trong đó đều có nội dung phòng, chống tội phạm mua bán người. Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu của thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế. Trong thời đại kỹ thuật số, các loại tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đe dọa nghiêm trọng đến các nỗ lực bảo vệ quyền con người, gây nguy hiểm tới mạng sống của hàng nghìn người mỗi năm ở khắp các quốc gia, khu vực. Tăng cường hợp tác quốc tế, chung tay ngăn chặn nạn mua bán người là mục tiêu chung của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước thực tế đó, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội cần nâng cao bản lĩnh, trí tuệ để nhận diện và kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch, xuyên tạc, vu khống, phủ nhận những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống buôn bán người hiện nay./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét