Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

Không thể phủ nhận giá trị dân chủ, nhân đạo, nhân văn của nền pháp lý Việt Nam

 

Đào Tăng Dực sinh ra và được “nuôi dưỡng” bởi chế độ Ngụy quyền; khi chế độ Ngụy quyền sụp đổ năm 1975, Y đã vội vàng cao chạy xa bay sang định cư tại Australia. Với bản chất và dã tâm, ảo tưởng “phục quốc”, khoác áo “dân chủ nhân quyền”, Đào Tăng Dực đã kiếm sống bằng cách rất bỉ ổi, viết rất nhiều tin, bài loan tải trên các trang mạng phản động trong và ngoài nước, tuyên truyền phản động, phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, hô hào, kích động người dân đấu tranh hòng lật đổ chính quyền nhân dân, chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với cái tuổi “gần đất xa trời” lưu lạc nơi đất khách quê người, những năm tháng cuối đời, Y vẫn không từ bỏ cái nghề xuyên tạc, chống phá đất nước.

Mới đây, trên trang “Doithoaionline” đã phát tán bài “Thế nào là một hệ thống pháp lý trưởng thành” của Đào Tăng Dực nhằm xuyên tạc tính chất, giá trị dân chủ, nhân văn, nhân đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nền pháp lý Việt Nam. Y đã phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, đối với quá trình thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. Mục đích cuối cùng của Y là đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta đã lựa chọn; hướng lái Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa – cái chế độ đã nuôi dưỡng lực lượng Nguỵ quyền, nguỵ quân. Song, sự thật về nền pháp lý Việt Nam đã hoàn toàn đập tan mưu đồ thâm độc của Đào Tăng Dực; Nhân dân Việt Nam vẫn một lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội – con đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ:

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng, thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật trong mọi hoạt động, hành vi, xử sự của mình; đồng thời phải không ngừng đấu tranh phòng ngừa, chống các tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật. Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo vệ kỷ cương xã hội là mối quan hệ lớn thứ mười được Đại hội XIII của Đảng bổ sung. Đây là mối quan hệ lớn có ảnh hưởng rộng lớn đối với mọi mặt của đời sống xã hội, phản ánh tính ưu việt của hệ thống chính trị Việt Nam; có vai trò quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, là thuộc tính tự nhiên, vốn có của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật, Nhà nước và xã hội được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật “đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”[1] và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán nhằm bảo đảm công lý và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ thực hiện pháp luật nghiêm, triệt để, chính xác và không có ngoại lệ của mọi chủ thể pháp luật. Như vậy, để có pháp chế xã hội chủ nghĩa cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội phải thực hiện pháp luật đúng, nghiêm, triệt để, chính xác và mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định.

Mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội luôn có tính thống nhất và quan hệ mật thiết, tạo tiền đề, cơ sở cho nhau cùng vận hành và phát triển. Nền dân chủ trong đời sống xã hội càng cao thì nhà nước pháp quyền và nguyên tắc pháp chế càng được củng cố và hoàn thiện, kỷ cương xã hội được bảo đảm và giữ vững. Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội phải đặt trong mối quan hệ với thiết chế nhà nước, cụ thể là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vì, không thể có một nền dân chủ tồn tại bên ngoài Nhà nước và Nhà nước chính là chủ thể ban hành pháp luật và duy trì pháp chế. Vì vậy, thực hành dân chủ gắn với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội luôn phải gắn liền với sự kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội phải được bảo đảm trên cơ sở hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, nhất là dựa vào nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực của Nhà nước là xuất phát từ nhân dân, theo khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Nhân dân có quyền giám sát chủ thể thực hiện quyền lực của mình bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm chống lạm quyền, lộng quyền hay tha hóa quyền lực của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhân viên nhà nước. Nhà nước gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước. Thực hành dân chủ phải gắn với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội. Thực hành dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm kỷ cương xã hội cần trở thành nền nếp, thành quan hệ ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Đây là yêu cầu, điều kiện quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đồng thời cũng phản ánh tính ưu việt của hệ thống chính trị Việt Nam. Đây cũng là bằng chứng bác bỏ và đập tan âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của Đào Tăng Dực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét