Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

KHÔNG THỂ BIỆN MINH CHO TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI, KHỦNG BỐ


Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư Hà Nội), việc cơ quan điều tra khởi tố ban đầu lên đến 19 bị can về tội giết người là con số kỷ lục ít thấy trong một vụ án hình sự những năm gần đây. Đây là vụ án giết người, chống người thi hành công vụ với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Các đối tượng đã lên kế hoạch chặt chẽ, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm để đối phó với các lực lượng thực thi nhiệm vụ. Hành vi phạm tội của các đối tượng đã cấu thành tội giết người và tội chống người thi hành công vụ. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 123 và điều 330 Bộ luật Hình sự 2015. Trong vụ án này, với hậu quả 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh, nếu có căn cứ xác định là đồng phạm thì các đối tượng phải đối mặt hình phạt cao nhất đến tử hình. Bởi theo khoản 1, điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015, tình tiết trong vụ án cho thấy các đối tượng đã vi phạm tới cả 4 trường hợp phải chịu mức án nặng nhất: Giết hai người trở lên; giết người đang thi hành công vụ; có tính chất côn đồ; có tổ chức.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, đối tượng Nguyễn Văn Tuyển khi bị bắt đã khai thường xuyên được các đối tượng ở nước ngoài liên lạc tài trợ tiền, trong đó có liên lạc trao đổi thông tin và nhận tiền từ các đối tượng Nguyễn Văn Đài và Ngọc Tuấn Trần… Số tiền nhận được từ các tổ chức khủng bố, các đối tượng đã sử dụng một phần mua lựu đạn, bom xăng để sẵn sàng chống trả cơ quan chức năng, phần lớn số tiền còn lại chúng dùng để chi tiêu cá nhân. Đại tá Phan Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết, các đối tượng ở Đồng Tâm đã nhiều lần nhận tiền của đối tượng bên ngoài, sử dụng để cử người đi mua vũ khí (10 quả lựu đạn); mua hàng trăm lít xăng chế tạo bom xăng và phân phát cho các đối tượng và một số người dân tiến hành những hoạt động theo chỉ đạo bên ngoài, đặc biệt là tụ tập đông người để cản trở các lực lượng thi hành nhiệm vụ.
Từ những thông tin trên, dưới góc độ nghiên cứu luật, một số luật sư cho rằng có yếu tố để xem xét tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo điều 113 Bộ luật Hình sự 2015.
Còn với việc phong tỏa các tài khoản ngân hàng, để phục vụ yêu cầu điều tra, mở rộng vụ án, trong đó có hành vi tài trợ khủng bố, cơ quan điều tra đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên quan. Tài khoản Vietcombank Nguyễn Thúy Hạnh với số tiền hơn 500 triệu đồng bị phong tỏa là đúng pháp luật.
Được biết, từ lâu, Nguyễn Thúy Hạnh đã có nhiều hoạt động liên quan tới tổ chức khủng bố Việt Tân. Nhiều năm nay, Hạnh đã lập ra cái gọi là “quỹ 50k" ủng hộ các tù nhân lương tâm tài trợ cho một số đối tượng gây rối đã bị xử lý sau các vụ việc ở Đồng Nai, Bình Thuận, Hà Tĩnh… Cái gọi là “quỹ 50k” thực chất là tổ chức tài trợ cho những kẻ chống phá Nhà nước, là cánh tay nối dài của các tổ chức khủng bố Việt Tân, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời... Cuối năm 2019, cái gọi là “quỹ 50k” do Hạnh khởi xướng đã được tổ chức khủng bố Việt Tân trao giải thưởng “nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2019”.
Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với những lời kêu gọi tẩy chay ngân hàng, tuyệt đối không tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ, có thể vô hình trung vi phạm pháp luật, tiếp tay cho tổ chức khủng bố…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét