Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Cần hiểu đúng quy định về những điều Đảng viên không được làm

 

Ngày 29/11/2021, Ủy ban Kiểm tra Ban Chấp hành Trung ương có Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm. Văn bản trên đã cụ thể hóa, hướng dẫn chi tiết về 19 điều đảng viên không được làm trong Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã công kích, xuyên tạc, nhất là các nội dung liên quan đến tư tưởng chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nguyên Nam trong bài viết: “Không quản được thì cấm!” đã xuyên tạc việc đảng viên không được đòi thực hiện “xã hội dân sự”.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

 

Trên trang mạng Baotiengdan có giật tít “Phản biện học thuyết của Mác” do Nguyễn Đình Cống đăng đàn. Nội dung “phản biện” của Nguyễn Đình Cống thực chất nhằm phê phán và từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin với mục tiêu là xóa nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

VietTuSaiGon – Kẻ xuyên tạc nền giáo dục Việt Nam

 

Từ những câu chuyện bàn luận gần đây xung quanh khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”, VietTuSaiGon đã xuyên tạc rằng: chữ “Lễ” trong nền giáo dục Việt Nam bị đánh tráo ngay từ trong trứng nước. VietTuSaiGon luận giải ý nghĩa của chữ Lễ một cách thiển cận, sai trái để phục vụ cho ý đồ đen tối là quy chụp, vu khống nền giáo dục Việt Nam, từ  đó “mượn gió bẻ măng” để bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta.

Sự kiên quyết trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam

 

Vừa qua, lợi dụng việc một số cán bộ, đảng viên có sai phạm bị xử lý kỷ luật, Diễm Thi trong bài: “Bác sĩ ‘đánh rơi’ y đức vì thể chế?” đăng trên Rfavietnam.com đã cố tình xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm phủ nhận sự quyết tâm, kiên quyết xử lý tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Chính phủ Việt Nam. Hơn ai hết, khi đưa ra những nội dung trên Diễm Thi cần phải hiểu rõ là:

Một câu hỏi ngu ngơ của Phạm Nhật Bình về giá trị văn hóa

 

Văn hóa là sức mạnh nội sinh, nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này đã được thực chứng rõ nét qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử nhân loại. Ấy vậy mà, gần đây trên trang Bureau CTM Media – Âu Châu, đăng tải bài viết: “Phát triển giá trị văn hóa để làm gì?” của Phạm Nhật Bình. Nội dung bài viết cho rằng: “Văn hóa Việt Nam để phục vụ nghị quyết”, “Văn hóa phản động”, “Văn hóa độc tài”… Với cách hiểu trên cho thấy, y đã tỏ rõ là một kẻ không hiểu gì về giá trị văn hóa, con người và những chủ trương, đường lối  của Đảng ta về văn hóa. Bởi vì:

“CÂM HAY NGÓNG, NGỌNG HAY NÓI”

 

Trên trang Bureau CTM Media – Âu Châu, kẻ tự xưng là Song Chi phát tán tài liệu hết sức phản động có tựa đề: “Thoát khỏi thời thực dân phong kiến, rồi lại bị giai cấp thống trị mới đè đầu cưỡi cổ”. Song Chi đã trắng trợn xuyên tạc lịch sử dân tộc, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta cũng như những thành tựu của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; cố tình bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước; kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân ta; mục đích của Song Chi không có gì khác là muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Y đúng là kẻ “Câm hay ngóng”, “ngọng hay nói”.

CẢNH GIÁC VỚI VIỆC LỢI DỤNG SỰ CÔNG KHAI MINH BẠCH ĐỂ TUYÊN TRUYỀN, XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẢNG

 

Một trong những thủ đoạn mà các lực lượng phản động thù địch trong nước và ở nước ngoài thường sử dụng là lợi dụng triệt để sự thẳng thắn và nghiêm túc công khai thừa nhận những hạn chế, khuyết điểm của Đảng để thổi phồng, bóp méo và xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

NGUYỄN HỮU VINH – TỰ TÁCH MÌNH THÀNH Ổ NHÓM RIÊNG BIỆT PHÁ HOẠI ĐẤT NƯỚC

 

Vừa qua, Nguyễn Hữu Vinh đăng trên Bureau CTM Media – Âu Châu bài “Bò đỏ, bò vàng, thế lực thù địch và dư luận viên từ đâu sinh ra”.

1. Trong đó, Y lấy quan điểm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” của Đảng ta rồi suy diễn, rêu rao rằng “đảng đang tự tách mình ra thành một ổ nhóm riêng biệt đứng trên luật pháp và cả Hiến pháp”.

VẠCH TRẦN ÂM MƯU ĐEN TỐI CỦA PHẠM TRẦN

 

“Vào đảng để làm gì?” là tựa đề bài viết của kẻ có bút danh Phạm Trần đăng trên trang mạng Danlambao. Toàn bộ bài viết là những thông tin lượm lặt, chắp nối về số đảng viên được kết nạp vào Đảng và số đảng viên bị sàng lọc đưa ra khỏi Đảng trong thời gian qua, từ đó y đưa ra nhận định “Thanh niên hiện nay ngại vào đảng”, “Giới trẻ nhạt đảng”… cuối cùng kết luận đây là do “bản tính lạc hậu và chậm tiến của Lãnh đạo Việt Nam”…

Cảnh giác với âm mưu nham hiểm của Nguyễn Tiến Dân

 

Hiện nay cái tên Nguyễn Tiến Dân không còn lạ lẫm với cư dân mạng cũng như độc giả trong và ngoài nước. Đích thị đây là một kẻ “cơ hội chính trị”, chuyên “bồi bút” cho các thế lực thù địch, phản động bằng những bài viết xuyên tạc, bóp méo sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Mới đây, Y có bài viết: “Nhân thánh lễ tạ ơn, nghĩ về cái sự ngược đời: đảng bắt dân phải ơn đảng”. Trong bài viết, Nguyễn Tiến Dân đưa ra một mớ luận điệu hổ lốn, vô chứng, lấy một vài hiện tượng đơn lẻ để làm căn cứ rồi quy chụp, phủ nhận tính cách mạng, khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng như công lao của Đảng đối với nhân dân, dân tộc.

HÃY CHẤM DỨT NGAY NHỮNG HÀNH VI PHẢN VĂN HÓA

 

Khi Hà Nội đang cùng cả nước tập trung mọi nỗ lực chống dịch covid-19 thì trên địa bàn thành phố vẫn còn xuất hiện những hành vi lạc lõng, ứng xử kém văn hóa, không chấp hành quy định, thậm chí còn chống đối lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Vì vậy, đòi hỏi ý thức chấp hành quy định, văn hóa ứng xử và sự chia sẻ, chung sức đồng lòng của mọi người dân cùng với lực lượng tuyến đầu để ngăn chặn đại dịch cần được phát huy hơn bao giờ hết.

LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA NGUYỄN QUANG

 

Mới đây, trên nhiều diễn đàn phản động đồng loạt tán phát bài viết “Khát vọng tự do, dân chủ của người Việt Nam” của Nguyễn Quang với nội dung xuyên tạc, phủ nhận giá trị và sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác – Lênin, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời bôi đen tình hình xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, những luận điệu đó không thể phủ nhận được những chân lý khách quan đang tồn tại.

1. Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng nhất, soi sáng cho cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

Xuyên suốt bài viết Nguyễn Quang lớn tiếng phủ nhận, cho rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết “giáo điều”, “không mở ra cho các dân tộc sự dẫn đường…”.  Rõ ràng đây là nhận định rất hồ đồ, thiếu căn cứ của Nguyễn Quang. Thực tiễn cách mạng thế giới đã minh chứng, chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học, cách mạng chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, bóc lột và đói nghèo. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở quyết định cho thành công của Cách mạng Tháng mười Nga vĩ đại; đồng thời soi sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địạ ở các châu lục: Á, Phi, Mỹ la tinh trong thế kỷ XX. Trong thời đại hiện nay, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn giữ nguyên giá trị, trở thành nền tảng tư tưởng cho các quốc gia phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, và là lý luận giúp chính các nước tư bản chủ nghĩa vượt qua khủng hoảng, khó khăn. Nhiều học giả tư sản phải công khai thừa nhận: Tinh thần của C. Mác vẫn tỏa sáng và dù muốn hay không người ta vẫn phải dựa vào C. Mác mới có thể phân tích đúng chủ nghĩa tư bản đương đại. Trong cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, nhiều nhà tư bản “kếch xù” cùng giới tài phiệt đã nhanh chóng tìm đọc, nghiên cứu lại bộ Tư bản của C.Mác, hòng tìm lối thoát trước cảnh sinh – tử của mình. Điều này càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của học thuyết Mác-Lênin. Thực tiễn trên là bằng chứng đanh thép nhất, phủ nhận hoàn toàn những lời lẽ hồ đồ muốn xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Quang.

Sự thật không thể phủ nhận

 

Phủ nhận thành quả cách mạng, xuyên tạc chống phá các quan điểm đường đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là thủ đoạn thường thấy của các thế lực thù địch. Mới đây, trên trang mạng phản động Quyenduocbiet có đăng bài “Vì sao đảng quyết tâm lừa mị dân tộc về con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) và cột mốc 2045” của đối tượng Nguyên Anh. Trong bài viết, Nguyên Anh cho rằng, Đảng đã “vơ vào công lao đánh Pháp”, thực hiện cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã “cướp chính quyền từ một chính phủ hợp pháp”, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là sai lầm, không “hòa nhập vào trào lưu của thế giới”. Đây chính là luận điệu sai trái, phủ nhận thành quả cách mạng, xuyên tạc con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN bởi vì:

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

Lại tung hỏa mù sau phiên tòa xét xử Phạm Thị Đoan Trang

 Ngày 14/12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (SN 1978, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Trước, trong và sau thời điểm diễn ra phiên tòa, một số cá nhân, tổ chức chống phá ngoài nước kêu gọi Nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho Phạm Thị Đoan Trang, đồng thời vu cáo Việt Nam đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, nhà “đấu tranh dân chủ”, “hoạt động nhân quyền”. Đây rõ ràng là những luận điệu xuyên tạc nhằm cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Thị Đoan Trang và các đối tượng chống đối khác.

Đánh giá nền dân chủ không thể dựa vào một… hội nghị

 

Việt Nam hiện thực hóa quyền con người bằng nhiều chính sách thiết thực

Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai các biện pháp đồng bộ, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Các thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội và việc tăng cường hội nhập quốc tế đã tạo ra các điều kiện vật chất và nguồn lực để Việt Nam bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân.

Nghiêm túc với các cam kết quốc tế

Cho đến nay, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế, khu vực, đa phương và song phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành trước hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và đang tích cực triển khai thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).

Việt Nam hiện thực hóa quyền con người bằng nhiều chính sách thiết thực -0
Con người luôn là trung tâm trong tiến trình phát triển của Việt Nam.

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Việt Nam cũng nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người dân; đồng thời thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là những người dễ bị tổn thương.

Từ năm 2019 đến nay, Việt Nam đã thông qua 36 luật, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, góp phần cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Bộ luật Lao động, Luật Thanh niên, Luật Cư trú, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Thư viện... Các luật này đã góp phần kiến tạo thể chế, khung pháp lý điều chỉnh trên lĩnh vực kinh tế-xã hội có liên quan trực tiếp đến việc thụ hưởng quyền của người dân.

Thực hiện một số khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam cũng đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số Luật phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam như việc sửa đổi Luật Trẻ em, cụ thể là định nghĩa trẻ em là người dưới 18 tuổi, nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống mại dâm, quy định cụ thể định nghĩa quấy rối tình dục trong Bộ luật Lao động 2019...

Nhiều Chương trình hành động cấp quốc gia được ban hành như Chương trình hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Chương trình phát triển xã hội giai đoạn 2021-2030…, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Việt Nam đang tiếp tục triển khai Luật Bình đẳng giới, Luật Người khuyết tật và tích cực nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về các vấn đề này.

Việc bảo đảm các quyền con người của Việt Nam được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam hiện là thành viên của 7/9 Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Việt Nam cũng là thành viên của 25 Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế, trong đó có 7/8 Công ước cơ bản; đang nghiên cứu phê chuẩn Công ước cơ bản còn lại là Công ước 87 về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức. Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết nghĩa vụ theo các công ước này, trong đó có nghĩa vụ báo cáo tình hình thực thi các Công ước tại Việt Nam.

Những thành tựu nổi bật

Nỗ lực trong phát triển kinh tế và bảo đảm sinh kế, tạo nền tảng cho việc thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân, Việt Nam đã tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã có những kết quả tích cực như tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 2,75%, bình quân trong 5 năm giai đoạn giảm khoảng 1,43%/năm; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 24%, bình quân trong 5 năm giảm 5,65%. Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động; chủ trương bảo đảm tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân theo các đối tượng ưu tiên mà WHO khuyến nghị.

Về giáo dục, tại Việt Nam, người dân được tạo điều kiện để học liên tục mọi nơi, học suốt đời theo nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, trong giai đoạn 2012-2020 đã xóa mù chữ cho 295.308 người trong độ tuổi 15-60, nâng tỷ lệ biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,85% và tỷ lệ biết chữ độ tuổi từ 15-35 là 99,3%. Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các nhóm yếu thế, trong đó tập trung hỗ trợ học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, việc tiếp cận thông tin của người dân ngày càng được phát triển, rộng mở, đặc biệt là người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Mạng lưới viễn thông tiếp tục được hiện đại hóa và phát triển rộng khắp với mức phủ sóng đạt 99,7% dân số, trong đó mạng 3G và 4G phục vụ 98% dân số. Theo báo cáo xếp hạng An toàn an ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2020 do ITU công bố mới đây, Việt Nam đã tăng 25 bậc trong 2 năm, vươn lên vị trí thứ 25 trong tổng số 194 quốc gia, vùng lãnh thổ và đứng thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 trong khu vực ASEAN.

Trong lĩnh vực tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung độc lập được đăng ký sinh hoạt tôn giáo (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam).

Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước hiện có 50.703 cơ sở tín ngưỡng; có 29.801 cơ sở tôn giáo, 53.390 chức sắc, 95.360 chức việc; 40.075 người vừa là chức sắc, vừa là chức việc tại 62/63 tỉnh, thành phố và 26.548.509 tín đồ. Việt Nam hiện có 63 cơ sở giáo dục, đào tạo tôn giáo gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo với hơn 18.000 học viên đăng ký theo học các khóa đào tạo tôn giáo mỗi năm. Năm 2020 có khoảng 230 cơ sở thờ tự được xây mới, 308 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa...

Những chính sách thiết thực, hiệu quả nêu trên đã khẳng định quyền con người ở Việt Nam hiện được bảo đảm và không ngừng nâng cao. 

Không thể phủ nhận thành tựu nhân quyền của Việt Nam

 

Vấn đề nhân quyền đã và đang được các thế lực thù địch sử dụng như một thứ vũ khí, một vỏ bọc cho các hoạt động chống phá, chuyển hóa chế độ ở Việt Nam. Mới đây trên trang mạng xã hội, kẻ mang danh Đất nước có đăng bài “Dân chủ hóa Việt Nam: Chương trình hành động” đã đưa ra những luận điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo, phản ánh không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tuy vậy, những lời lẽ mà y đưa ra không thể phủ nhận được sự thật đang tồn tại một cách hiển nhiên rằng ở Việt Nam quyền con người đang được tôn trọng, phát huy hơn bao giờ hết, nhân dân thực sự làm chủ đất nước và quyết định con đường phát triển của mình.

Jackhammer Nguyễn kẻ xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Thời gian qua, trên mạng xã hội có bài viết “Dù không muốn gọi đúng tên, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam rất ranh mãnh” của Jackhammer. Nội dung bài viết là những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, khi cho rằng các đảng viên cộng sản được bóc lột người khác. Đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, phản động vì:

Bộ mặt phản động của Hoàng Trung

 

Mới đây trên mạng xã hội có đăng tải bài viết của Hoàng Trung với tựa đề: “Việt Nam: Thêm 19 điều đảng viên không được làm chứng tỏ tổ chức Đảng đã rệu rã”. Trong bài viết y đã viện dẫn những lời lẽ của một số đối tượng vốn có tư tưởng chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam hòng xuyên tạc, hạ thấp mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của Quy định mới về những điều đảng viên không được làm, từ đó quy kết: “Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng xuống cấp và không còn uy tín”. Những lời lẽ xuyên tạc được viện dẫn cùng với những ngôn từ ngông cuồng trong bài viết thể hiện rõ bộ mặt phản động, theo đóm ăn tàn của Hoàng Trung, bởi lẽ thực tiễn Việt Nam cho thấy:

Luận điệu “độc đảng” của những kẻ phản động

 

Đã quá quen thuộc với các luận điệu xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam của các thế lực trở cờ trên các trang mạng xã hội những năm vừa qua. Các luận điệu xấu xa này được nhai đi, nhai lại  nhưng cũng chẳng lừa gạt được ai đang sống và làm việc trên mảnh đất thân yêu hình chữ S này. Gần đây, trên trang mạng vietnamthoibao lại xuất hiện một cái tên rất lạ Người Tân Định với bài viết “Sơ lược về nguyên nhân và hệ lụy của sự cai trị độc đảng ở Việt Nam” với lời lẽ thô thiển, nhàm chán và vô cùng kệch cỡm. Xuyên suốt nội dung bài viết là sự xuyên tạc, phê phán sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Y cho rằng nguồn gốc sâu xa của “chế độ đảng độc trị” ở Việt Nam bắt nguồn từ “bản chất giai cấp, sự tham lam vô độ” của Đảng. Y phê phán Đảng ta từ trước đến nay lúc nào cũng thực hiện “đảng trị” đối với toàn xã hội. Không những thế y lại còn “gợi ý” với Đảng là “Đảng chỉ nên lãnh đạo về chính trị” thôi; nếu vẫn giữ “kiểu lãnh đạo độc quyền” như hiện nay sẽ là nguồn gốc của sự lạm quyền và nguyên nhân của tham nhũng… Xoay quanh những vấn đề này, tôi muốn nói với tác giả bài viết mấy điểm sau:

Luận điệu “độc đảng” của những kẻ phản động

 

Đã quá quen thuộc với các luận điệu xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam của các thế lực trở cờ trên các trang mạng xã hội những năm vừa qua. Các luận điệu xấu xa này được nhai đi, nhai lại  nhưng cũng chẳng lừa gạt được ai đang sống và làm việc trên mảnh đất thân yêu hình chữ S này. Gần đây, trên trang mạng vietnamthoibao lại xuất hiện một cái tên rất lạ Người Tân Định với bài viết “Sơ lược về nguyên nhân và hệ lụy của sự cai trị độc đảng ở Việt Nam” với lời lẽ thô thiển, nhàm chán và vô cùng kệch cỡm. Xuyên suốt nội dung bài viết là sự xuyên tạc, phê phán sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Y cho rằng nguồn gốc sâu xa của “chế độ đảng độc trị” ở Việt Nam bắt nguồn từ “bản chất giai cấp, sự tham lam vô độ” của Đảng. Y phê phán Đảng ta từ trước đến nay lúc nào cũng thực hiện “đảng trị” đối với toàn xã hội. Không những thế y lại còn “gợi ý” với Đảng là “Đảng chỉ nên lãnh đạo về chính trị” thôi; nếu vẫn giữ “kiểu lãnh đạo độc quyền” như hiện nay sẽ là nguồn gốc của sự lạm quyền và nguyên nhân của tham nhũng… Xoay quanh những vấn đề này, tôi muốn nói với tác giả bài viết mấy điểm sau:

BỘ MẶT THẬT CỦA “CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP”

 

Vừa qua, trên trang boxitvn, Hà Nguyên có bài viết: “Những kêu gọi về công đoàn độc lập chỉ nhằm lật đổ chế độ cộng sản”, cho rằng Bộ luật Lao động cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp ngoài công đoàn là phù hợp với Luật pháp quốc tế. Song, cộng sản Việt Nam lại cho rằng, các thế lực thù địch đang lợi dụng việc này nhằm tạo dựng lực lượng chính trị đối lập, tiến tới thực hiện mưu đồ thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Vậy, thực hư câu chuyện công đoàn độc lập như thế nào?

Nguyên Anh – Kẻ đâu còn khối óc và con tim

 

Nói như vậy, bởi rất nhiều lần qua những bài nói, bài viết Nguyên Anh đã cố tình vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ và phủ nhận công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Mới đây, trên trang quyenduocbiet đăng tải bài viết “Đạo đức Bác Hồ” là cái chi chi? y tỏ rõ là một kẻ vô ơn, hồ đồ, rắp tâm nói xấu Bác: “không có tư cách”, “không có trách nhiệm”, “dùng vũ lực cai trị toàn dân”, và y khuyên “không học tập, làm theo Bác”… Đây là lời lẽ của những kẻ xảo ngôn hết sức nguy hiểm, bởi mục đích sâu xa của chúng nhằm lôi kéo, chia rẽ, kích động, gây hoang mang, làm suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.

PHÊ PHÁN CŨNG PHẢI CHO ĐÚNG!

 

Mới đây, trên trang mạng boxitvn, Nguyễn Đình Cống đã đăng tải bài viết “Từ “Đổi mới” bị lạm dụng quá mức” với nội dung chẳng tương xứng với trình độ, hiểu biết của ông ấy chút nào.

Với cách tiếp cận và lập luận hết sức cơ học, siêu hình có phần thô thiển, Nguyễn Đình Cống lại bàn về “chữ nghĩa”, ông ta rất sai lầm khi cố tình ngụy biện và đánh tráo khái niệm về vấn đề này – “đổi mới sáng tạo”.