Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, CHÍNH PHỦ VIỆT NAM LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

 

Vừa qua, trên trang “Viettan” có bài viết: “COVID – 19: Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải nhận trách nhiệm và bù đắp những thiệt hại cho dân”, cho rằng trong đại dịch COVID – 19, chính quyền Việt Nam đã bộc lộ sự yếu kém. Đồng thời, thể hiện sự vô tâm, thờ ơ dẫn đến người lao động và doanh nghiệp vô cùng khốn khó gây bất bình trong xã hội. Thực tế, Đảng Việt Tân đang cố tình xuyên tạc công tác phòng, chống dịch ở Việt Nam.

Thứ nhất, trong gần 2 năm vừa qua, dịch COVID – 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội, sức khỏe, đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đảng, Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động. Chính phủ đã ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế với những giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động. Hiện nay, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, kinh tế từng bước được phục hồi. Việt Nam đang thực hiện đồng bộ hai chiến lược tổng thể là phòng chống dịch COVID – 19 trong tình hình mới và khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội. Trước mắt, triển khai lộ trình “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID – 19”. Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV ngày 20/10/2021, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết cử tri và nhân dân cả nước hoan nghênh, đồng tình ủng hộ, đánh giá cao, ghi nhận việc Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID -19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Vậy, thử hỏi Đảng Việt Tân, Chính phủ Việt Nam có yếu, kém gì trong phòng, chống dịch? có quan tâm đến người dân hay không?

Thứ hai, để thực hiện đồng thời hai chiến lược trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để mọi chính sách đều hướng đến người dân và doanh nghiệp. Cụ thể: Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn, tập huấn cho các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID – 19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ – CP của Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện trình Chính phủ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp trước mắt và tổng thể, dài hạn hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID -19. Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, hỗ trợ lưu thông và tiêu thụ hàng hóa. Bộ Tài chính trình Chính phủ Nghị quyết về miễn, giảm các loại thuế, phí cho người dân và doanh nghiệp. Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục bất cập đối với vấn đề nhà ở cho công nhân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh, tạo mọi điều kiện cho việc duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách về giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ cho người dân và doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phòng chống dịch COVID -19 và phục hồi kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Để thực hiện mục tiêu vừa chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Tất cả, cùng nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm khắc phục khó khăn, giữ vững niềm tin, lấy khó khăn, thách thức làm động lực vươn lên, không vì khó khăn mà bi quan, hoang mang, lo sợ; tình hình càng khó khăn, phức tạp, toàn Đảng, toàn dân càng phải đoàn kết, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể đồng thời đề cao tinh thần cảnh giác để tránh rơi vào bẫy “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét