Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

Thạch Thảo – Kẻ lạc loài, thiển cận

 

Vừa qua, trên trang quyenduocbiet đăng bài viết “Một dân tộc háo danh” của tác giả Thạch Thảo, tôi thấy Ông ta nhìn văn hóa, con người Việt Nam rất thiếu khách quan và thiển cận. Cái cách Ông viện dẫn những thói quen, thậm chí thói hư tật xấu ở một số người rồi quy chụp, quy kết đó là bản chất của cả một dân tộc. Thạch Thảo đã chà đạp lên lòng tự tôn dân tộc, bất kính với những danh nhân, trí thức, phủ nhận những giá trị văn hóa trong lịch sử dựng nước và giữ nước đầy tự hào của dân tộc ta.

Dưới con mắt của một kẻ lạc loài, Thạch Thảo tự sỉ nhục dân tộc Việt Nam, ông ta cho rằng “Các ông tiến sỹ, ông nghè, ông cử… quan lại từ xua đến nay “bốc mùi” cũng vì cái tính háo danh muốn hơn người, thèm khát ăn trên ngồi trốc của một dân tộc khiếm khuyết trong tư tưởng, thiếu triết lý nhân sinh và nô lệ”. Thật là một điều phỉ báng và xuyên tạc bỉ ổi nhất theo kiểu vơ đũa cả nắm nhằm đề cao cái sự hiểu biết thực sự “bốc mùi” của Ông ta về lịch sử văn hóa và truyền thống con Người Việt Nam. Ông ta còn dám cho rằng: “Nghiên cứu về nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ cho đến nay, trí thức có thể nói là một tầng lớp được dán nhãn học hàm, học vị. Một loại người “ăn theo, nói leo” trơ trẽn đến thảm hại”. Đó thực sự là những luận xuyên tạc, quy chụp đầy ác ý và vô sỉ của Thạch Thảo.

Sự thiển cận của Thạch Thảo thể hiện ở sự viện dẫn lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc mà không thấy được hồn phách dân tộc, không thấy được dân tộc ta dù nhỏ bé nhưng vẫn kiên cường đi qua hàng nghìn năm lịch sử và tồn tại với tư cách là một quốc gia dân tộc cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Điều đó cho thấy nếu là một “dân tộc háo danh” như ông Thạch Thảo nói thì chắc chắn dân tộc ta không thể tồn tại và có được vị thế như ngày nay.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực ngoại bang. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn và cũng rất đáng tự hào. Cuộc sống lao động, đấu tranh giữ nước đầy gian khổ, hy sinh đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại dưới sự lãnh đạo của những anh hùng, những trí thức để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà – làng – nước – dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung chứ không phải chỉ có sự háo danh như Thạch Thảo cố tình xuyên tạc. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ngày nay.

Bởi vậy, cần thấy rằng, một kẻ bán linh hồn cho quỷ dữ như Thạch Thảo, không biết nguồn cội, gốc rễ, quy kết con người Việt Nam sinh ra đã “háo danh”, với những kẻ “ăn theo nói leo” mà đúng ra đó mới là phong cách của những kẻ như Ông ta. Những kẻ chuyên bợ đỡ những thế lực phản dân hại nước, tuyên truyền, phỉ báng văn hóa dân tộc thì Ông ta có tư cách gì để bàn luận, phán xét về văn hóa và con người Việt Nam. Nếu Ông có mang dòng máu người Việt thì cũng đừng vì mục đích chống đối, nói theo những kẻ đòi xóa bỏ chế độ xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng để cố tình xuyên tạc, sỉ nhục quốc gia dân tộc. Ông không đủ tư cách là một người Việt Nam, ông mang dòng máu người Việt Nam mà lại phán xét, đánh giá xuyên tạc làm méo mó bản chất văn hóa, truyền thống của con người, của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, Ông ta – Thạch Thảo ắt hẳn là kẻ lạc loài và thiển cận nhất/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét