Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

PHÊ PHÁN CŨNG PHẢI CHO ĐÚNG!

 

Mới đây, trên trang mạng boxitvn, Nguyễn Đình Cống đã đăng tải bài viết “Từ “Đổi mới” bị lạm dụng quá mức” với nội dung chẳng tương xứng với trình độ, hiểu biết của ông ấy chút nào.

Với cách tiếp cận và lập luận hết sức cơ học, siêu hình có phần thô thiển, Nguyễn Đình Cống lại bàn về “chữ nghĩa”, ông ta rất sai lầm khi cố tình ngụy biện và đánh tráo khái niệm về vấn đề này – “đổi mới sáng tạo”.

Ai cũng hiểu rằng, một sự vật, hiện tượng vận động bao giờ cũng phải trải qua quá trình “tích lũy dần về lượng” đến “độ” mới “nhảy vọt về chất”- quá trình “đổi mới sáng tạo” ở nước ta không phải là ngoại lệ.

Chúng ta tiếp cận vấn đề “đổi mới sáng tạo” theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù ở cách nào, góc độ nào cũng cho thấy sự vận động của quá trình “đổi mới sáng tạo” ở nước ta cũng đều phải tuân theo quy luật đó. Nhân đây, tôi cũng trao đổi với Nguyễn Đình Cống mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước hay các văn bản của Chính phủ, bộ, ngành khi nói đến “đổi mới” hay “đổi mới sáng tạo” đều gắn với hoàn cảnh hoặc lĩnh vực cụ thể nào đó.  

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đang đẩy mạnh sự tham gia của mình vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tinh thần “khởi nghiệp” đang lan tỏa nhanh trong toàn xã hội. Định hướng này nhằm đẩy mạnh sự phát triển của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giải quyết việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, chúng ta cũng cần phải “đổi mới sáng tạo” thì “khởi nghiệp” mới thành công. Theo đó, “đổi mới sáng tạo” gắn với “khởi nghiệp”.

Về bản chất, “đổi mới sáng tạo” là tạo ra ý tưởng sáng tạo tiềm ẩn giá trị và đưa giá trị đó vào thực tiễn. Vì vậy, cần phải hiểu đúng bản chất của “đổi mới sáng tạo” càng có ý nghĩa quan trọng khi gắn với “khởi nghiệp”.

“Đổi mới sáng tạo” thực sự không phải là cái gì xa lạ. Trái lại, “đổi mới sáng tạo” diễn ra liên tục trong tổ chức (doanh nghiệp) với các cấp độ và quy mô khác nhau theo quy luật, từ việc tích lũy dần về lượng (cải tiến, gia tăng thêm giá trị vào quá trình tích lũy của doanh nghiệp), cho đến thay đổi cục diện, tạo đà cho thay đổi, đột phá toàn diện xuất hiện, chứ không phải là sự “đột phá” ngay, thay đổi ngay. Do xu thế công nghệ thay đổi, khiến cho tổ chức phải đổi mới sáng tạo và do đổi mới sáng tạo nên tổ chức phát kiến ra những công nghệ mới có giá trị. Một tổ chức có thể có rất nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng có khi chỉ thực hiện được một vài ý tưởng tạo ra giá trị mới (do các yếu tố khách quan và chủ quan quy định). Do đó, “khởi nghiệp” phải gắn với “đổi mới sáng tạo”, đó là “hành động” của tổ chức đó. Làn sóng “đổi mới sáng tạo” ở nước ta đã tạo ra một thế hệ doanh nhân trẻ đam mê phấn đấu, dấn thân, học hỏi, vươn lên. Điều đó, đã tạo giá trị không những cho bản thân các doanh nhân trẻ, mà còn cho xã hội, giúp Việt Nam dần thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nâng cao năng lực cạnh tranh cho đất nước và tham gia vào các khâu tạo giá trị toàn cầu nhiều hơn.

Như vậy, với cách hiểu và lập luận của Nguyễn Đình Cống quả thật là hết sức cơ học và giản đơn. Cách hiểu như vậy của Nguyễn Đình Cống là chưa đúng về “đổi mới sáng tạo” ở nước ta, từ đó đưa ra nhận định sai trái về việc “đổi mới” và “đổi mới sáng tạo” ở nước ta.

Thứ hai, từ việc lập luận và hiểu chưa đúng về “đổi mới sáng tạo”, Nguyễn Đình Cống đã “quy chụp” mang đầy tính hằn học, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Với lối quy chụp mang đầy tính hằn học đã cho thấy, Nguyễn Đình Cống cũng chẳng phải là một công dân có trách nhiệm cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân chung sức xây dựng một xã hội tốt đẹp, phồn vinh, phát triển.

Chính vì có sự “đổi mới sáng tạo” thì cách mạng nước ta mới đạt được những thành quả hết sức to lớn như ngày nay. Chúng ta đều biết, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thành công, thiết lập nên Nhà nước công – nông năm 1945, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ thực sự, tự mình tổ chức và xây dựng xã hội mới, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược qua các cuộc chiến tranh thần thánh, giữ vững độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đó là thành tựu hết sức vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Điều đó đã khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước luôn có “đổi mới sáng tạo”, điều này không ai có thể phủ nhận.

Như vậy, việc nêu và phân tích vấn đề “đổi mới sáng tạo” của Nguyễn Đình Cống là không hợp lý, thiếu tính khách quan, khoa học. Thực chất, đây vẫn là mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch mà Nguyễn Đình Cống là một ví dụ.

Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải vạch trần lối ngụy biện như chiêu trò của Nguyễn Đình Cống, tránh mơ hồ, mất cảnh giác; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét