Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Một câu hỏi ngu ngơ của Phạm Nhật Bình về giá trị văn hóa

 

Văn hóa là sức mạnh nội sinh, nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này đã được thực chứng rõ nét qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử nhân loại. Ấy vậy mà, gần đây trên trang Bureau CTM Media – Âu Châu, đăng tải bài viết: “Phát triển giá trị văn hóa để làm gì?” của Phạm Nhật Bình. Nội dung bài viết cho rằng: “Văn hóa Việt Nam để phục vụ nghị quyết”, “Văn hóa phản động”, “Văn hóa độc tài”… Với cách hiểu trên cho thấy, y đã tỏ rõ là một kẻ không hiểu gì về giá trị văn hóa, con người và những chủ trương, đường lối  của Đảng ta về văn hóa. Bởi vì:

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vai trò “soi đường cho quốc dân đi” của văn hóa

Ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã đề cập đến phát triển văn hóa dân tộc. Đặc biệt, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ; phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh; tiếp thu những kinh nghiệm của văn hoá xưa và nay để xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. Sau 75 năm, kế thừa những tinh hoa đã đúc rút được từ hai Hội nghị văn hóa trước, Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã chỉ rõ nhận thức của Đảng ta về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Chính những nhận thức đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong đề ra những chủ trương, chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam và được thực tiễn kiểm nghiệm đã đập tan những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bịa đặt “văn hóa chỉ phục vụ nghị quyết”, “phục vụ độc tài”…. như những kẻ phản động đã rêu rao.

Thứ hai, văn hóa “soi đường cho quốc dân đi” của văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của văn hóa, luôn luôn coi văn hóa là một mặt trận đấu tranh cách mạng, là ngọn đuốc “soi đường cho quốc dân đi”. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng, lĩnh vực văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

Trong công cuộc đổi mới, văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, nguồn lực, động lực nội sinh to lớn của đất nước, có vai trò điều tiết sự vận động của xã hội. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là quan điểm xuyên suốt, nhất quán trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Thực tiễn đã chứng minh, những lúc đất nước khó khăn như thiên tai, dịch bệnh… thì các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ; lòng yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những giá trị của văn hóa Việt Nam là cơ sở để chúng ta củng cố niềm tin, thực hiện tốt định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước; đồng thời phê phán, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, phản động phủ nhận, xuyên tạc giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước ta như Phạm Nhật Bình và đồng bọn của y./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét