Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU NHAM HIỂM CỦA NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

 Ngày 29 tháng 11 năm 2021, trên trang mạng Baotiengdan.com, Nguyễn Đình Cống có bài viết với tựa đề “Rất thông cảm và quý trọng các vị, các bạn, nhưng…”. Bài viết có nhiều nội dung cổ súy cho bài phát biểu của GS Trần Ngọc Thêm khi có kiến nghị chấm dứt sử sụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, Hậu học văn” tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức. Nguyễn Đình Cống đã rắc tâm lợi dụng bài phát biểu của GS Trần Ngọc Thêm để ủng hộ và tìm những lý lẽ vô căn cứ để phủ nhận truyền thống tôn sư trọng đạo, giá trị tốt đẹp của dân tộc, Nguyễn Đình Cống viết: “Đó là các vị, các bạn đang ra sức bênh vực cho khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Tôi rất thông cảm… vì trong nhiều năm tôi đã từng bênh vực khẩu hiệu đó. Nhưng rồi tôi ngộ ra rằng, thực hành nó sẽ có lợi nhỏ mà mang lại cái hại lớn hơn...”. Với những luận điệu phản động, phản khoa học và lập luận vô căn cứ, Nguyễn Đình Cống đã hiện nguyên hình là kẻ phản động, thâm thù chế độ xã hội chủ nghĩatiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vậy thực chất âm mưu của Nguyễn Đình Cống là gì? Có lẽ chúng ta, những người Việt Nam yêu nước chân chính đều dễ dàng nhận ra.

Thứ nhất, “Tiên học lễ, hậu học văn” dù có nguồn gốc từ Nho giáo, nhưng đã thu nạp hữu ích trong đời sống người dân Việt Nam, quen thuộc không chỉ trong Nhà trường mà còn trở thành lời răn trong từng gia đình, trong từng dòng họ. Ở bất kỳ thời đại nào, câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đều hoàn toàn đúng, phù hợp với bản sắc văn hóa và con người Việt Nam. Thực chất tẩy chay khẩu hiệu “Tiên học lễ, Hậu học văn” có đơn giản như vậy không? Trong quan niệm Phương Đông, “Lễ” thuộc phạm trù đạo đức, là chuẩn mực để con người đạt đến giá trị của Nhân, nhờ thông lý của Đất, tỏ tường “Văn” - cái đẹp rạng ngời của Trời. Chỉ như thế, con người mới thật sự hòa hợp vào Tam Tài (Thiên - Địa - Nhân), thành một cấu thành đẹp đẽ của Vũ trụ. Nói đến sáng tạo là nói đến chữ “Văn”. Người giàu khả năng sáng tạo về mặt nào đó, ta vẫn gọi đó là người có thiên khiếu. Chưa nắm vững, thực hành đầy đủ phần Lễ của Nhân, ắt hẳn đừng mơ sáng tạo, phát triển để tạo ra điều đẹp đẽ của “Văn” vốn thuộc cõi trời “Thiên”. Tất nhiên, không chỉ phương Đông mới có chữ “Lễ”. Diễn đạt duy lý của phương Tây có thể khác một chút, song chữ “Lễ” vẫn là yêu cầu trong mọi mặt, mọi hoạt động và biểu hiện cụ thể của con người. Nói đơn giản, “Lễ” là khi con người sống, tư suy, hành vi phù hợp chuẩn mực và phù hợp với chính mình.

Thứ hai, Nguyễn Đình Cống còn viết: “… nhưng tôi không tán thành cách các vị, các bạn dùng những xảo thuật ngụy biện để bảo vệ khẩu hiệu đã lỗi thời. Ngụy biện cơ bản của các vị, các bạn là đánh tráo khái niệm, cho rằng cơ bản của lễ là đạo đức làm người. Trong “Lễ” có một chút là đạo đức làm người, đó là do các vị thêm vào, còn cơ bản của “Lễ’ là sự phục tùng, là các quy định khắt khe về giao tiếp”. Chúng ta biết rằng, đổi mới giáo dục đào tạo là cả một quá trình, không chỉ bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, Hậu học văn” thì nền giáo dục của đất nước mới phát triển được. Ở đây, Nguyễn Đình Cống đã cố tình viện dẫn để hòng làm sai lệch đi bản chất về chữ “Lễ” và đánh đồng giữa “Lễ” và sự phục tùng chỉ là một. Đồng thời Nguyễn Đình Cống còn tự nhận “là nhờ đã học, dạy và viết sách về Phương pháp luận nghiên cứu và sáng tạo, nghiên cứu và viết sách Học làm phản biện”, nhưng Y lại không hiểu được là, một người thầy giữ “Lễ” làm thầy, có ai không khuyến khích trò phản biện, đổi mới, sáng tạo để hơn thầy, có ai không muốn học trò mình bay xa, bay cao hơn nữa, đó mới đúng “Lễ” làm thầy. Nhưng điều đó, Nguyễn Đình Cống lại đả phá, đòi loại bỏ. Quan niệm của Nguyễn Đình Cống đã làm méo mó toàn bộ cả “Tiên lễ, Hậu văn”, tán đồng thứ “Văn hóa” của việc học trò cố học thành giáo sư, tiến sĩ rồi quay lại chê cô giáo tiểu học của mình dốt. Cá nhân tôi nghĩ rằng, sai lầm lớn nhất, kìm hãm sự tiến bộ, hủy hoại giá trị nhiều nhất đó là khi giáo dục Việt Nam đã quên không chịu dạy cho bao nhiêu thế hệ học trò hai chữ Viết hoa không thể thiếu ở con người, đó là lòng “Tự trọng”.

Như vậy, có thể khẳng định những lời lẽ trong bài viết của Nguyễn Đình Cống không có gì khác hơn là xuyên tạc, bỉ ổi, lợi dụng bài phát biểu của GS Trần Ngọc Thêm để cổ súy bỏ khẩu hiệu. Với lẽ đó, mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, lên án, vạch trần và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu thâm độc này./.

NTD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét