Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

Luận điệu phản động của Phạm Trần

 


Trên trang mạng “doithoaionline có bài viết Răn đe mãi cũng thế thôi của Phạm Trần. Y đã lợi dụng việc ban hành Quy định mới về 19 điều đảng viên không được làm, cũng như những ý kiến phát biểu chỉ đạo về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để PhạmTrần đã tuyên truyền, bịa đặt, xuyên tạc sự thật nhằm chống phá, gây hoang mang, hoài nghi, làm giảm sút lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Với tâm địa đen tối, PhạmTrần đã đưa ra nhận định hết sức phản động là: “Trong chế độ Cộng sản ở Việt Nam, quyền làm chủ đất nước của nhân dân đã bị tước đoạt. Đảng nắm hết mọi thứ quyền của dân, kể cả những quyền căn bản như tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và biểu tình dù đã được quy định trong Hiến pháp….”. Phạm Trần phải hiểu rằng, Điều 4 Hiến pháp của Nhà nướcViệt Nam ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam- Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình, các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năn 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Thực tiễn cũng đã khẳng định từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo đến việc bảo đảm quyền con người. Điều đó được hiến định trong Hiến pháp và quy định trong hệ thống pháp luật. Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều này hoàn toàn thống nhất với Bộ luật Nhân quyền quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị được hệ thống pháp luật Việt Nam quy định bởi 16 quyền; quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa được quy định bởi 10 quyền.  Như vậy có thể thấy Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người, đồng thời xem quyền con người như là một tiêu chí cơ bản trong xây dựng và sửa đổi pháp luật. Những năm qua, việc bảo đảm các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội và văn hóa ngày càng tốt hơn, vì vậy cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu tín nhiệm cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo in, 105 cơ quan báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn… có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi, Qua intenet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài viết của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới. Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực và trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng là minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam.

Sự tăng nhanh của các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, chứng tỏ quyền tự do hội họp và lập hội của người dân được tôn trọng và bảo đảm. Số chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội. Nhà nước Việt Nam còn đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước.

 Tóm lại, những vấn đề nêu ra trong bài viết của PhạmTrần đã bộc lộ dã tâm thâm độc, cố tình xuyên tạc sự thật, tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước ta với mục đích gây hoang mang, dao động về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của Y./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét