Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

BỔN CŨ SOẠN LẠI

 

Không có bất cứ dẫn chứng dữ liệu gì mới, tính phi lý đã được chứng minh bác bỏ nhiều lần bằng cả lý luận lẫn thực tiễn nhưng vấn đề dân chủ vẫn được các thế lực phản động thường xuyên sử dụng nhằm chống phá Đảng hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, điển hình là mới đây trên trang mạng Quyenduocbiet có đăng bài “Những giá trị Việt Nam cần vươn tới” của đối tượng Nguyên Anh, y đã đưa ra luận điệu cho rằng: “đất nước Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng cộng sản hôm nay thì làm gì có dân chủ”.

Có thể khẳng định, đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn tình hình dân chủ ở Việt Nam. Thực tiễn vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ ở Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn cả về nhận thức và tổ chức hiện, biểu hiện trên những vấn đề sau:

Thứ nhất, về nhận thức, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu phải xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, điều đó có nghĩa là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, “Bao nhiêu lợi ích đều thuộc về nhân dân”. Với Đảng Cộng sản Việt Nam, dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn là quan điểm nhất quán và ngày càng được bổ sung phát triển. Ngay sau khi thống nhất đất nước, Đại hội 4 của Đảng (1976) đã khẳng định: “Xây dựng chế độ làm chủ xã hội chủ nghĩa là xây dựng nước ta thành một nước xã hội, trong đó người làm chủ chân chính là cộng đồng xã hội, là tập thể nhân dân lao động có tổ chức”. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước”, “dân chủ” và “nhân dân làm chủ” là một trong tám đặc trưng của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng.

Thứ hai, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được bảo đảm thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam.

Đối với Đảng Cộng sảng Việt Nam, với vai trò là hạt nhân lãnh đạo, Đảng luôn đề cao dân chủ, tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng; việc thực hành dân chủ luôn được thể hiện trong quan điểm chỉ đạo, ở các văn kiện quan trọng của Đảng từ khi thành lập tới nay và trong tất cả các mặt công tác, các hình thức tổ chức sinh hoạt đảng.

Với các cơ quan nhà nước, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan tới tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước, được cụ thể hóa và thể chế hóa. Hoạt động của Quốc hội liên tục được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp. Hoạt động của Chính phủ được đổi mới theo hướng xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ kiến tạo nhằm đẩy mạnh phát huy tốt nhất dân chủ trong thực thi hành chính công. Các cơ quan công quyền đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân. Vai trò của người dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan công quyền được đẩy mạnh. Vai trò của cơ quan truyền thông, báo chí được tăng cường.

Việc thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ngày một tốt hơn. Các quyền cơ bản được cụ thể hóa như quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được thảo luận và giám sát các dự án… Nhà nước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng, tạo môi trường tự do kinh doanh bình đẳng và hành lang pháp lý an toàn.

Từ thực tiễn thực hiện dân chủ ở Việt Nam nêu trên có thể khẳng định, luận điệu cho rằng: “đất nước Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng cộng sản hôm nay thì làm gì có dân chủ” là hoàn toàn sai trái, bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn tình hình dân chủ ở Việt Nam. Đây là luận điệu không mới và là thủ đoạn quen thuộc của các đối tượng phản động, cơ hội bất mãn về chính trị sử dụng nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chúng ta cần phải cảnh giác và kiên quyết đấu tranh loại bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét