Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

CHÍNH NHỮNG KẺ TRÊN “FB HỘI NHỮNG NGƯỜI CẦM BÚT CAN ĐẢM” MỚI LÀ QUÁI THAI

 

Các phần tử bất mãn cũng như những kẻ cơ hội chính trị, phản động luôn tìm cách bới lông tìm vết, lục lại những sự việc rõ như ban ngày trong đời sống xã hội rồi đơm đặt, xuyên tạc nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trong bài viết của N.A đăng trên Fb Hội những người cầm bút cam đảm,  với tựa đề: “An ninh nhân dân chỉ là cái quái thai thoát thai từ đấu tố”. Thông qua bài viết N.A góp nhặt những câu chuyện, những sự kiện thậm chí từ rất lâu, sau đó “dựng chuyện”, một cách trắng trợn. Cuối cùng đưa ra kết luận với tâm địa đen tối, đúng như lòng dạ của Y.

Thứ nhất, nhắc lại câu chuyện trong vụ án tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm – vụ việc mà đến nay đã được Tòa án nhân dân Thành Phố Hà Nội xét xử một cách công khai, minh bạch, đúng pháp luật những sai phạm không thể tha thứ của cha con ông Lê Đình Kình và đồng bọn. Kết quả điều tra khẳng định Ông Lê Đình Kình và đồng bọn hoàn toàn không có đất đai canh tác, hay quyền lợi liên quan đến quyền sở dụng đất đai trong khu vực đất quốc phòng, nhưng đã nhận tiền bảo kê của những thế lực phản động để kích động dân chúng, nhất là những kẻ bất hảo đứng lên chống đối chính quyền, chống Đảng, chống chế độ, chống người thi hành công vụ. Đặc biệt là, chúng đã phạm tội cố ý giết người có tính chất dã man. Những sai phạm của cha con ông Lê Đình Kình và đồng bọn là không thể tha thứ. Vậy mà N.A cho rằng: “đảng xua quân trong đêm tối như một lũ ăn trộm đánh úp một cái làng, giết một đồng chí nhưng không phải đồng bọn của mình…’

Thứ hai, không biết N.A là người có khả năng nhận thức bình thường hay không mà ở một xã hội văn minh, hiện đại như ngày nay Y vẫn cho rằng “Việt Nam là một quốc gia đeo thẻ cho người dân như một đàn súc vật qua việc khai báo nhân thân khi thuê bao Sim điện thoại, căn cước công dân có gắn chip theo dõi”. Thực tiễn cho thấy việc quản lý các thuê bao điện thoại di động ở Việt Nam những năm trước đây còn chưa chặt chẽ, lỏng lẻo gây lãng phí nguồn tài nguyên số, làm gia tăng các hoạt động lừa đảo, tội phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả trên và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, theo Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 thì các tổ chức, cá nhân khi đăng ký thuê di động phải khai báo đầy đủ thông tin cá nhân.

Ở nhiều quốc gia, chủ thuê bao không chỉ phải cung cấp hình ảnh mà còn   cả dấu vân tay khi đi đăng ký số điện thoại. Tại một số nước như Mỹ, Đức, Nhật, Singapore…, người đăng ký SIM đều được kết nối với thông tin ID của công dân (hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân điện tử quốc gia). Tuy nhiên, không nhiều quốc gia có một hệ thống dữ liệu như vậy. Vì vậy, Thái Lan yêu cầu người mua SIM chụp ảnh hoặc dùng vân tay phải khớp với dữ liệu trong chứng minh thư và hệ thống dữ liệu công dân của chính phủ. Tại Pakistan, nước này đã yêu cầu các thuê bao di động xác thực danh tính bằng sinh trắc học, nhằm thu thập cơ sở dữ liệu quốc gia để ngăn ngừa khủng bố. Tương tự, tại Ấn Độ quy định buộc người dùng di động liên kết SIM với thẻ căn cước Aadhaar (chứa cả các dữ liệu sinh trắc học như vân tay và mống mắt), nhằm ngăn tội phạm, những kẻ lừa đảo và khủng bố sử dụng SIM được đăng ký bởi tên của người thường.

Việc chuyển đổi sang sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử ở Việt Nam là phù hơp với xu hướng phát triển của thế giới, mang lại nhiều thuận tiện cho cả công dân và các cơ quan quản lý của nhà nước. Đối với cá nhân: Thông tin cá nhân được bảo mật cao; tránh giả mạo; tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ căn cước công dân gắn chip và tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài hay ký các hợp đồng giao dịch. Đối với các cơ quan quản lý: Hạn chế các giấy tờ, thủ tục hành chính; rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực thực hiện; dễ dàng kiểm tra giám sát thông tin của người dân; hạn chế tối đa được việc giả mạo giấy tờ, góp phần giảm thiểu các hành vi phạm tội; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân được phát triển, bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chính xác, đầy đủ, kịp thời; thông tin được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Lợi ích là vậy mà N.A cho rằng sử dụng CCCD gắn chíp là để “theo dõi” người dân. Vì vậy, những ai đã đọc bài viết của N.A trên “Fb Hội những người cầm bút can đảm”, cần tỉnh táo và vạch rõ bộ mặt thật của Y, bởi chính họ mới là quái thai./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét