Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC THỰC TIỄN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

 

Mới đây, trên trang mạng xã hội Baotiengdan giật tít “Bàn về khái niệm “Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa”” của Đỗ Kim Thêm để câu viu, lòe, bịp thiên hạ. Nội dung Đỗ Kim Thêm muốn gửi đến mọi người lại không đúng với thực tế ở Việt Nam – Đây là thủ đoạn xuyên tạc thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cần nói rõ việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để y và những ai thiếu thông tin như kiểu Đỗ Kim Thêm rõ:

1. Nhận thức lý luận của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn phát triển, hoàn thiện

Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Đảng ta chính thức đưa vào văn kiện Đại hội VII của Đảng, trong đó nêu rõ: Quốc hội cần hướng vào việc thực hiện hai yêu cầu cơ bản: Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước có năng lực định ra một hệ thống luật pháp đồng bộ đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế – xã hội và quản lý mọi mặt xã hội văn minh, tiến bộ; hệ thống pháp luật đó là cơ sở bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả, là một nhân tố trọng yếu làm cho các quan hệ xã hội của chúng ta trở nên lành mạnh hơn. Hai là, bảo đảm quyền lực và hiệu lực trên thực tế của Quốc hội, do Hiến pháp quy định.

Đại hội VIII, Đảng ta bổ sung tính “xã hội chủ nghĩa” đối với nhà nước pháp quyền. Đại hội IX tiếp tục chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xác định bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là của dân, do dân và vì dân. Đại hội X khẳng định: Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đại hội XI, XII, XIII, Đảng ta tiếp tục chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó đặc biệt chú ý đến việc: Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương.

Như vậy, nhận thức lý luận của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn phát triển, hoàn thiện chứ không phải “sao chép”, “nhặt nhạnh” ở đâu đó để “ghép” vào Việt Nam như viện dẫn của Đỗ Kim Thêm.

2. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về xây dựng N nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho thấy:

Một là, Đảng ta đã chỉ rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và coi đó là yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Đồng thời chỉ ra, Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức dân chủ quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện quyền lực cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội.

Hai là, nhất quán bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Chỉ rõ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là tính pháp chế, khẳng định vai trò, vị trí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội, tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xã hội.

Ba là, Đảng ta đã xác định cơ chế vận hành của các cơ quan quyền lực nhà nước: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; yêu cầu mở rộng dân chủ đồng thời với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, giáo dục đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, khẳng định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn là kết luận được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm bảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp nhà nước hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình và giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước pháp quyền.

Năm làđổi mới tư duy pháp lý trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta. Đó là, đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế bền vững – cơ sở hạ tầng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc như xóa đói, giảm nghèo, xóa dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược, vấn đề tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, khám chữa bệnh cho người nghèo. Tăng cường kỷ cương phép nước, kiên quyết đấu tranh chống lại những hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất là hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đi đôi với đổi mới và chỉnh đốn Đảng…

Những kết quả xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không thể phủ nhận. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hết sức cảnh giác vạch mặt những chiêu trò cắt xén thông tin xuyên tạc, bịa đặt của Baotiengdan mà Đỗ Kim Thêm và đồng bọn của y tiến hành. Đồng thời, phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần hiện thực hóa mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét