Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

LUẬN ĐIỆU PHẢN ĐỘNG CỦA DƯƠNG QUỐC CHÍNH

 

Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Mới đây, Dương Quốc Chính lại đăng bài “Dân chủ tập trung” trên trang Bureau CTM Media – Âu Châu, Y đã công kích, xuyên tạc việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng phải khẳng định chắc chắn rằng, toàn thể Nhân dân Việt Nam cũng như nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới không ai tin vào giọng điệu xảo trá, bất chính của Dương Quốc Chính. Y càng nói, càng viết càng lộ rõ tâm địa xấu xa của kẻ phản động, hại dân, hại nước, bởi vì:

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc và kiên định thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Phần đầu bài viết, Dương Quốc Chính cho rằng: “Nhiều người thắc mắc không rõ thế nào là DC tập trung”, và với tâm địa của một kẻ “phản động” Y đã trả lời: “DC tập trung tức là dân chủ cho một nhóm người”. Mới đọc đến đây chúng ta đã có thể khẳng định Y là một người thiếu hiểu biết, nếu không thì đích thực là một kẻ phản động, bởi lẽ:

Thực chất, tập trung và dân chủ là hai mặt thống nhất biện chứng, không thể tách rời. Tập trung hỗ trợ, bảo đảm cho dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ, có sự kiểm soát; dân chủ giúp cho tập trung được thực hiện linh hoạt, đạt hiệu quả cao trong lãnh đạo và quản lý. Luận giải về bản chất của tập trung dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung. Từ hội đồng nhân dân và ủy ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung”.

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, từ ngày thành lập đến nay luôn lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Hiện nay, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành do Đại hội XI của Đảng (năm 2011) thông qua xác định: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh…”. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này được quy định tại Điều 9, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: “1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên…; 3. Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới…; 4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương; 5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số; 6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên”.

Thứ hai, Đảng cộng sản Việt Nam đã cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Trong nội dung bài viết Dương Quốc Chính cho rằng việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng ta là “nền dân chủ đã bị lung lay, có triệu chứng thành dân chủ đại trà kiểu TB giãy chết”. Thực tế, qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn kiên trì giữ vững và có nhiều thành tựu trong việc cụ thể hóa và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ: “Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng được quy định trong Điều lệ Đảng đã cơ bản bảo đảm tính bao quát, toàn diện, đầy đủ và phù hợp…; các nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng quy định trong Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương đã được các cấp ủy, tổ chức đảng tuân thủ và thực hiện nghiêm túc”. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiên cứu, ban hành nhiều văn bản góp phần cho quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ nghiêm túc, thuận tiện, dễ dàng hơn. Điển hình như: Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; Thông báo số 13-TB/TW, ngày 17/8/2016 của Ban Bí thư về xác định tuổi của đảng viên; Kết luận số 24- KL/TW, ngày 15/12/2017 về nguyên tắc điều động, phân công bố trí công tác đối với cán bộ diện Trung ương quản lý; Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp;  Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 8/3/2018 về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; Quy định số 179-QĐ/TW, ngày 25/2/2019 về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử…

Những tiến bộ và kết quả thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng đã góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo cách mạng nước ta giành được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong hơn 35 năm thực hiện đổi mới. Thực tế này đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, phản động của Dương Quốc Chính./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét