Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

LUẬN ĐIỆU PHẢN ĐỘNG CỦA PHẠM TRẦN

 

Lợi dụng các hoạt động kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam,  Phạm Trần đã đăng trên trang Vietbao bài viết “Đảng mờ dần sau 92 năm, nhằm tuyên truyền, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

 Phạm Trần đã đưa ra nhận định hết sức phản động là: “ Đảng cộng sản Việt Nam khoe đã có mặt trên đất nước 92 năm, nhưng dân tộc đã mất bao nhiêu triệu con người và đất nước đã tan hoang ra sao sau 30 năm nội chiến… Không đem lại hạnh phúc cho người dân, vì Đảng vẫn độc tài lãnh đạo, độc quyền chính trị và nắm trong tay quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Đảng cũng cấm dân không được tự do lập hội, lập đảng chính trị, hội họp và biểu tình chống bất công, đòi công bằng. Thậm chí quyền dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của dân cũng bị kiểm soát theo chủ trương xin – cho …”. Phạm Trần phải hiểu rằng, sau khi lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, từng bước hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc. Từ một nước nghèo, kém phát triển, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành một quốc gia đang phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao với khoảng 5,9%; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên. Chính trị- xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid- 19, khi kinh tế thế giới suy thoái thì kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu “kép”, vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch thành công, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân.

Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội. Vì vậy, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn cũng đã khẳng định từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đến nay, Nhà nước Việt nam luôn quan tâm, chăm lo đến việc bảo đảm quyền con người. Điều đó được hiến định trong Hiến pháp và quy định trong hệ thống pháp luật. Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều này hoàn toàn thống nhất với Bộ luật Nhân quyền quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, về các quyền dân sự, chính trị được hệ thống pháp luật Việt Nam quy định bởi 16 quyền; quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa được quy định bởi 10 quyền.  Như vậy có thể thấy Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền con người đồng thời xem quyền con người như là một tiêu chí cơ bản trong xây dựng và sửa đổi pháp luật, những năm qua việc bảo đảm các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội và văn hóa ngày càng tốt hơn. Vì vậy, cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu tín nhiệm cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo in, 105 cơ quan báo điện tử, 66 đài phát thanh, truyền hình. Không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có các kênh nổi tiếng như CNN, BBC, TV5, NHK, DW… có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng là minh chứng về tư do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam. Ở Việt Nam tôn giáo có quyền và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội. Nhà nước Việt Nam còn đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà Phạm Trần nêu ra trong bài viết.

Tóm lại, những vấn đề nêu ra trong bài viết của Phạm Trần đã bộc lộ dã tâm thâm độc, cố tình xuyên tạc sự thật, tuyên truyền, chống phá quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, với mục đích gây hoang mang, dao động về tư tưởng trong 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét