Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

LUẬN ĐIỆU PHI LÝ CỦA ĐỖ NGÀ VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM

 

Mới đây trên trang mạng Bureau CTM Media – Âu Châu, Đỗ Ngà có giật tít: “Câu chuyện “trồng người” của nền giáo dục XHCN”. Nội dung bài viết nhìn nhận tiêu cực về nền giáo dục nước nhà, cho rằng giáo dục Việt Nam hiện nay là “phá người”, phá tương lai đất nước. Viết về giáo dục nhưng thái độ của của Đỗ Ngà lại rất thiếu giáo dục. Cách nghĩ, cách nhìn của y cũng rất phiến diện, cực đoan, không có bất cứ một góp ý xây dựng nào cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà mà toàn những luận điệu hằn học, phi lý, thể hiện rõ bản chất của một kẻ thù địch đối với Đảng, Nhà nước, và chế độ chính trị, xã hội của Việt Nam.

Đỗ Ngà lượm lặt một số hiện tượng vi phạm đạo đức trong trường học được đăng tải trên các trang mạng gần đây cùng với việc vi phạm pháp luật của một số doanh nhân để bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc bản chất của nền giáo dục nước nhà, bản chất của chế độ xã hội, và bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đỗ Ngà còn dám trích dẫn cả lời của bài hát Quốc ca Việt Nam để bóp méo, xuyên tạc trắng trợn quan điểm, chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận thành tựu giáo dục, đào tạo của nước nhà. Điều này là không thể chấp nhận được.

Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước, ngành giáo dục và cấp ủy, chính quyền các địa phương, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các em học sinh, sinh viên trong cả nước đã và đang tích cực phấn đấu, khắc phục nhiều khó khăn để đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo; góp phần xây dựng các thế hệ con người Việt Nam có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, dân chủ, nhân văn; có đủ đức, đủ tài phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Đỗ Ngà đã cố tình không thấy rõ sau gần 10 năm thực hiện thưc hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, trên tinh thần “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đến nay cả 63/63 tỉnh thành đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở cấp độ 1, một số địa phương đạt cấp độ 2 và 3. Việt Nam hiện được xếp vào tốp 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới, theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, hay trong các Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, lứa tuổi 15 (PISA), học sinh nước ta đều đạt kết quả ấn tượng, vượt qua mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Các đội tuyển Olympic quốc tế đều đạt thứ hạng cao. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 500 chương trình đào tạo quốc tế với các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới. Thành tựu về giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện nay lên trên 64%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chiếm hơn 24,5%.

Các năm 2020 và 2021 đánh dấu bước chuyển đổi linh hoạt của hệ thống giáo dục Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh. Với chủ trương “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, các cấp bậc học (trừ mầm non) đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến qua internet và truyền hình, đây là lần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai trên quy mô cả nước. Báo cáo PISA của OECD công bố ngày 29/9/2020, đánh giá: “Việc học trực tuyến để phòng chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác”. Đây là nhận định xác đáng khi Việt Nam có gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến, cao hơn mức trung bình 67,15% của các nước OECD, xếp thứ 17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.  Những kết quả nêu trên là minh chứng sinh động thể hiện giáo dục Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế, không ngừng tiếp cận chuẩn mực giáo dục quốc tế để làm mới, làm giàu cho nền giáo dục của đất nước.

Để đánh giá một nền giáo dục thì phải nhìn nhận, đánh giá cả một quá trình, chứ không nhìn một cách thiển cận, từ một vài sự việc cụ thể chưa đúng chuẩn mực rồi được thổi phồng để đi đến quy chụp, phủ nhận sạch trơn những thành tựu của nền giáo dục nước nhà theo kiểu của Đỗ Ngà. Những luận điệu quy chụp, xuyên tạc phi lý của Đỗ Ngà về bản chất của nền giáo dục Việt Nam không có mục đích gì khác ngoài mục đích nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, gây mất niềm tin của nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đối với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những luận điệu nêu trên của y cùng đồng bọn cần được vạch trần và kiên quyết đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét