Tư tưởng đó xuyên suốt các giai đoạn cách mạng Việt Nam từ khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (năm 1930), qua các cuộc kháng chiến chống thực
dân, đế quốc xâm lược cho đến ngày nay-sự nghiệp xây dựng đất nước, hội nhập
quốc tế. Thế nhưng, vì những mục tiêu xấu độc, trên internet, mạng xã hội (MXH)
có kẻ cho rằng “Nhà nước Việt Nam theo mô hình Xô viết”, chế độ “độc tài toàn
trị'', ''lệ thuộc vào nước ngoài''... Vậy lịch sử và thực tiễn chế độ xã hội
XHCN ở Việt Nam đã vận động và phát triển như thế nào?
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ
Chí Minh khởi thảo-Chính cương vắn tắt của Đảng (năm 1930)-xác định mục tiêu
trước mắt của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Về xã hội: “Dân chúng được tự
do tổ chức; nam, nữ bình quyền”… Về chính trị: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp
và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”…
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, trong Tuyên ngôn Độc
lập ngày 2-9-1945, tư tưởng gắn chế độ dân chủ với nền độc lập dân tộc được Chủ
tịch Hồ Chí Minh nâng cao từ những giá trị tư tưởng lớn trong Tuyên ngôn Độc
lập của Hoa Kỳ (năm 1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (năm
1789). Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”… “Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Đó
là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Vào
năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam
đang ở giai đoạn quyết liệt, kế thừa, phát triển tư tưởng gắn liền chế độ dân
chủ với độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý thời
đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”!
Sau
khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Bắc-Nam sum họp một nhà (năm 1975), mục
tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh”.Tuy nhiên, nhận
thức về chế độ dân chủ có lúc cũng phạm những sai lầm. Thời kỳ từ khi đất nước
được hoàn toàn giải phóng đến trước Đại hội VI (1975-1985), Đảng Cộng sản Việt
Nam chủ trương xây dựng xã hội theo mô hình cũ của CNXH. Về chính trị, đó
là xây dựng “Nhà nước chuyên chính vô sản”; về kinh tế đó là xây dựng “nền kinh
tế kế hoạch hóa, tập trung” với hai thành phần duy nhất là kinh tế tập thể và
kinh tế nhà nước. Do đó, nhiều quyền về chính trị, kinh tế của người dân không
được tôn trọng, bảo đảm.
Từ
Đại hội VI (năm 1986) đến Đại hội XI (năm 2011) và Đại hội XII (năm 2016), Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chuyển sang đường lối đổi mới. Mục tiêu của Đảng Cộng
sản Việt Nam là xây dựng chế độ XHCN gắn với độc lập dân tộc. “Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát
triển năm 2011)” được Đại hội XI của Đảng thông qua, xác định mục tiêu tổng
quát của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam là xây dựng xã hội: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; con người
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;… có
Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng
sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Thể
chế hóa Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Hiến pháp năm 2013 quy
định cụ thể hơn các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Có
thể khẳng định Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam không chỉ
tương thích với pháp luật quốc tế mà còn tiên tiến hơn nhiều quốc gia, trong đó
có việc ký kết các công ước quốc tế về quyền con người. Thực tế, có quốc gia
phát triển cao nhưng chưa phê chuẩn “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa”, hoặc có quốc gia không gia nhập “Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị”. Trong khi đó, Việt Nam đã gia nhập cả hai công ước nói
trên.
Không
phải ngẫu nhiên Điều 4, Hiến pháp 2013 quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực
lượng lãnh đạo xã hội và Nhà nước. Lịch sử hơn 80 năm, từ khi ra đời đến nay
(1930-2018), Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất lãnh đạo cuộc
đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam; đồng thời,
cũng là tổ chức chính trị dẫn dắt dân tộc Việt Nam sớm đi vào trào lưu văn minh
của nhân loại.
Đại
hội XII của Đảng xác định đường lối đối ngoại, quan hệ quốc tế của Việt Nam là
“Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển... Trên cơ sở vừa
hợp tác, vừa đấu tranh, nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, tranh
thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước”(1).
Trong
giai đoạn 1989-1991, Việt Nam luôn phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức,
việc xác định “đối tác”, “đối tượng” của cách mạng là vấn đề chính trị mới và
nhạy cảm. Hội nghị Trung ương 8, khóa IX của Đảng đề ra “Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới”. Trên tinh thần thêm bạn, bớt thù, phân hóa, cô
lập các thế lực thù địch, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “đối tác” và “đối
tượng” của cách mạng Việt Nam có nguyên tắc và linh hoạt: “Những ai chủ trương
tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác
bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực
nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh…”, trong đối tác có thể có
đối tượng và ngược lại. Như vậy, thay vì quan điểm chính trị trong thời kỳ
chiến tranh lạnh-lấy ý thức hệ làm tiêu chí “bạn”, “thù”, thì nay Đảng Cộng sản
Việt Nam lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm tiêu chí bạn-thù. Đồng thời,
lấy nguyên tắc tôn trọng chế độ chính trị, hai bên cùng có lợi làm tiêu chí để
hợp tác với các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, ý thức hệ.
Ngày
nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế,
khu vực và sự ra đời của internet, MXH, nguy cơ những cuộc chiến tranh xâm lược
bằng vũ trang cổ điển dường như giảm đi, thì nguy cơ mất chế độ xã hội từ những
chiến lược “mềm”-chiến lược “diễn biến hòa bình” với thủ đoạn lợi dụng
internet, MXH có xu hướng tăng lên. Ứng phó với cuộc chiến này, vũ khí của
chúng ta không chỉ bằng công tác tư tưởng, chính trị, mà còn bằng pháp luật và
các chế tài theo luật định.
Các
thế lực thù địch trong và ngoài nước gần đây đã tăng cường hoạt động nhằm từng
bước chuyển hóa chế độ xã hội ở Việt Nam sang con đường tư bản chủ nghĩa. Những
vụ án liên quan đến tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận…” gần đây là một ví dụ.
Chẳng hạn, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Đình
Lượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (ngày 16-8-2018).
Trước đó, vụ Trần Thị Nga (Hà Nam), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Đà Nẵng) cùng tội
danh và cùng thủ đoạn sử dụng internet, MXH để tung tin xuyên tạc chế độ xã hội
và Nhà nước Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 19-9-2018, TAND tỉnh Hòa Bình xét xử
bị cáo Đào Quang Thực về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Những bản án nghiêm khắc cho các đối tượng chống phá chế độ nói trên để bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự công cộng, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân là
cần thiết.
Chế
độ dân chủ nhân dân, nay là dân chủ XHCN do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam khởi xướng. Bản chất của chế độ là bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.Chế độ đó đã trải qua nhiều thời kỳ lịch
sử và phát triển cùng với nền văn minh nhân loại. Toàn thể dân tộc Việt Nam
không cho phép bất cứ ai, với bất cứ lý do gì để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã
hội mà cả dân tộc đã đổ không biết biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu để giành và
bảo vệ chế độ đó.
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, 2016, tr.153.
NGUỒN: www.qdnd.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét