Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

     Đến hẹn lại lên” - cứ trước mỗi kỳ Đại hội Đảng chuẩn bị diễn ra, “chủ nghĩa chống cộng” lại tiếp gia tăng các hoạt động tuyên truyền chống phá với nhiều thủ đoạn tinh vi và những chiêu trò, chiêu thức thâm độc. Các thế lực phản động quốc tế và các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên chống phá một cách mạnh mẽ, quyết liệt với sự phối kết hợp của nhiều lực lượng thù địch cả trong và ngoài nước. “Hậu thuẫn” cho chúng là những đối tượng cơ hội và chống đối chính trị trong nước bao gồm các phần tử, tổ chức phản động; những đối tượng tiêu cực, bất mãn bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, lôi kéo, mua chuộc... Các thế lực thù địch từ bên ngoài tìm mọi cách móc nối để “gây dựng”, hình thành các hội đoàn chống cộng, tổ chức phản động trong và ngoài nước. Những “nhân vật” được chúng đặc biệt chú trọng là các đối tượng đã bị xử lý trong các vụ án hình sự trước đây, nay tiếp tục hoạt động chống đối trở lại (như số đối tượng trong các vụ án chống Đảng, Nhà nước XHCN, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân); một số đối tượng là đảng viên trong bộ máy Nhà nước có quá trình tham gia cách mạng, có người từng giữ cương vị chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp đã “trở cờ” khi có nhận thức, quan điểm chính trị đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cộng sản, phản bội Tổ quốc. Một bộ phận là trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ trẻ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống..., một số chức sắc, người đứng đầu núp bóng dưới những hình thức tôn giáo khác nhau, lợi dụng tôn giáo để kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng có đạo...

Có thể tổng quát phương châm, âm mưu, thủ đoạn chống phá của “chủ nghĩa chống cộng” trong bối cảnh hiện nay là: lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm khâu đột phá; lấy mua chuộc kinh tế làm mũi nhọn; lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ; dùng ngoại giao để hỗ trợ, hậu thuẫn; cuối cùng là dùng hoạt động quân sự để can thiệp vũ trang lật đổ chế độ XHCN ở nước ta. Đối với “chiến dịch” chống phá Đại hội XIII của Đảng, có thể nhận diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn của “chủ nghĩa chống cộng” trên một số điểm sau đây:

Một là, xuyên tạc, bôi đen và phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phủ nhận, bác bỏ những nội dung cốt lõi, then chốt trong đường lối chính trị, quan điểm cơ bản của Đảng. 

Hai là, phủ nhận, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy mọi sai lầm, khuyết điểm là do Đảng; xuyên tạc Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng, công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII, thực tiễn công tác xây dựng và chỉnh đốn của Đảng, nhất là trong công tác phòng chống tham nhũng nhiệm kỳ Khóa VII của Đảng; suy diễn, xuyên tạc, bôi đen và phủ nhận thành tựu của gần 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) và 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) dưới sự lãnh đạo của Đảng;  đòi hỏi chúng ta phải “cải cách, đổi mới chính trị từ gốc” - tức là từ bỏ nền tảng tư tưởng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm cho Đảng mất nền tảng tư tưởng, mất phương hướng chính trị, khủng hoảng đường lối lãnh đạo dẫn đến suy yếu và mất vai trò lãnh đạo cách mạng. 

Ba là, chúng bác bỏ lý tưởng XHCN, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, ca ngợi, cổ súy, tán dương quá mức cho chủ nghĩa tư bản, bôi đen CNXH, xuyên tạc CNXH cả trên lý luận lẫn thực tiễn; chúng ra sức xuyên tạc bản chất ưu việt của chế độ XHCN ở Việt Nam, hướng lái Việt Nam từ bỏ mục tiêu, con đường đi lên CNXH.

Với luận điệu sai trái, thù địch nêu trên, “chủ nghĩa chống cộng”  hướng tới tạo nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; kích động người dân, nhất là phần tử cơ hội, bất mãn; khoét sâu yếu kém, hạn chế, bất cập, tạo tâm lý bức xúc, chống đối, mất an ninh, trật tự trong đời sống xã hội và cuối cùng là khủng hoảng toàn diện. Đây là cái đích hướng tới của “chủ nghĩa chống cộng” khi tác động vào nhận thức, nội bộ nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hiện thực hóa mục tiêu chệch hướng XHCN, thủ tiêu chế độ xã hội XHCN ở Việt Nam.

PQH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét