Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG THÊM MỘT LẦN XẢO TRÁ

 

1. Phản biện hay phản trắc, phản bội?!

Nhằm “khoanh vùng” cho bài viết của mình Nguyễn Đình Cống dẫn dắt: Nhân dịp Đảng CSVN tiến hành ĐH 13 có nhiều ý kiến đóng góp và phản biện.  Trong đó, y phân rõ rạch ròi với hai luồng ý kiến: lề Đảng và lề Dân. Theo đó Nguyễn Đình Cống tập trung “bàn luận” bên lề Dân, bởi theo y đây là những ý kiến đánh giá, phản biện, phê phán, chỉ trích dưới hai góc độ thiện tâm và gay gắt. Từ đó, Nguyễn Đình Cống khuyên: những người lãnh đạo nên nghe những ý kiến phản biện từ lề dân… Thật quá nực cười và trơ trẽn! Một kẻ trở cờ, phản đảng, hại dân hết lần này đến lần khác như Nguyễn Đình Cống lấy tư cách gì mà khuyên cán bộ, đảng viên của Đảng phải làm thế nào cho đúng. Những hành động phản trắc của y mọi người dân Việt Nam đã quá rõ ràng; và ở cái tuổi “gần đất, xa trời” y chẳng còn đủ thời gian để “sửa sai”, “hối lỗi”.

Chúng ta đều biết phản biện xã hội là một hình thức, biện pháp để thực hành dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ thực sự của mỗi người dân. Thông qua phản biện xã hội, mỗi công dân Việt Nam có thể nêu những ý kiến chưa đồng tình của cá nhân đối với những chủ trương, chính sách, kế hoạch, quyết định… của Đảng, Nhà nước và các cơ quan công quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Phản biện nhằm đi đến sự thống nhất về nhận thức, hành động, để “ý đảng” luôn hợp “lòng dân”, để chung tay xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, văn minh, để mỗi người dân thực sự được tự do, hạnh phúc. Đảng, Nhà nước luôn trân trọng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến phản biện chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Điều đó được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng văn kiện đại hội Đảng, sửa đổi Hiến pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật, chính sách… của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ở chiều ngược lại, những kẻ trở cờ, chống đối cũng sử dụng “phản biện xã hội” như một chiêu bài khả dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, chà đạp lên lợi ích của nhân dân. Qua miệng lưỡi của chúng “phản biện xã hội” đã hoàn toàn bị đánh tráo khái niệm, phản biện luôn đi liền với phản đối, chống đối, phá hoại; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi lật đổ chế độ, đòi đưa Việt Nam theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, … Rõ ràng, “phản biện” theo lối lề Dân như Nguyễn Đình Cống ca tụng là phản động, phản trắc, phản bội! Trước thềm Đại hội 13 của Đảng, những kiểu “phản biện” như vậy có xu hướng gia tăng, mỗi người dân cần tỉnh táo nhận diện, đấu tranh loại bỏ, tránh bị lôi kéo, lợi dụng, vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

2. Tăng cường đấu tranh trước thềm Đại hội XIII của Đảng

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ chế độ và con đường tương lai của dân tộc Việt Nam. Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch đang chống phá quyết liệt, không từ một thủ đoạn nào; do đó nhiệm vụ đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch phải được đặt lên hàng đầu, với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, phải chủ động nhận diện, phân tích, làm rõ những chiêu trò “mượn danh” phản biện xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước; kịp thời định hướng tư tưởng, nhận thức đúng trong quần chúng nhân dân về “phản biện xã hội”. Cơ quan chức năng các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các hoạt động phản biện xã hội; quy định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức, cơ chế thực hiện phản biện xã hội để mỗi người dân có thể tham gia hoạt động này theo đúng pháp luật. Đồng thời, tạo ra hành lang để xử lý nghiêm minh những hành động lợi dụng phản biện xã hội để phá hoại, chống đối. Giữa “ma trận thông tin” trên môi trường internet, trắng – đen, thật – giả lẫn lộn, mỗi người dân khi tham gia các diễn đàn xã hội cần cảnh giác đề phòng, nhạy bén sàng lọc thông tin; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để phá hoại, chống đối; góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. /.

Nguồn: NVV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét