Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

Một kiểu suy diễn “Trời bằng cái vung”

 

“Trời bằng cái vung” là sự suy diễn của con ếch ngồi đáy giếng, ý nói có người cả đời không vượt thoát được hoàn cảnh sống, để có cái nhìn tổng thể, toàn diện và chân thực về đời sống bên ngoài. Điều này đúng với bài viết “Sự mâu thuẫn của chế độ” của bút danh VietTuSaiGon đăng trên trang “Bureau CTM Media – Âu Châu”. Bài viết thể hiện sự suy diễn một cách định kiến cố tình gán ghép, móc nối các hiện tượng rời rạc trong đời sống xã hội lại với sự “suy tư” đầy trắc ẩn của tác giả về tương lai của đất nước. Song, sự thật là.

Không có sự “trả thù, rửa hận” nào cả.

Tác giả cho rằng có cái gọi là mâu thuẫn giữa “đảng viên hạt giống đỏ” với “tri thức đảng”, do vậy có sự “trả thù, rửa hận”. Minh chứng là “lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn ngùn ngụt lửa, toàn củi to” và hiện trạng “bội thực củi” đang hiện ra trước mắt. Thực tế là, không có “sự trả thù, rửa hận” nào ở đây. “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng đốt lò chống tham nhũng bao nhiêu thì lò càng rực cháy” chứng tỏ quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, sự đồng tình ủng hộ của toàn dân và toàn quân để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh củng cố chính quyền vì ấm no, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Bất kể tổ chức, cá nhân nào đã làm sai, vi phạm pháp luật, trà đạp lên lợi ích chung để tư lợi riêng thì trước sau cũng sẽ bị trừng trị trên ngọn lửa công lý của pháp luật.

Mâu thuẫn thực chất ở đây là mâu thuẫn giữa lợi ích của quốc gia, dân tộc với lợi ích cá nhân. Những ai lựa chọn lợi ích riêng mà trà đạp lên lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, của tập thể, cố tình làm trái để tư lợi riêng đã tự biến thành kẻ tham ô, tham nhũng, lãng phí. Những kẻ đó không chỉ bị sự trừng phạt của pháp luật, mà còn chịu sự nguyền rủa của nhân dân vì những việc làm ti tiện, đớn hèn phản bội sự tin tưởng, yêu mến của người dân. Hơn nữa, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình nhưng vẫn đủ răn đe và giáo dục, ngăn ngừa là chính. Xử là phải xử nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với lương tâm, tình cảm chứ không phải cứ xử nặng mới là tốt.

“Người vác tù và hàng tổng” đáng kính của nhân dân.

Để luận chứng cho “những mâu thuẫn ngoài xã hội muôn hình vạn trạng”, y đã làm vạ cả đến “cán bộ thôn” bằng cách tự huyễn hoặc ra “kịch bản hợp thức hóa” và cho rằng “nhân dân không tin vào loại cán bộ này” (cán bộ thôn), đã cho thấy sự lố bịch của kẻ “ếch ngồi đáy giếng” thực thụ.

Đội ngũ cán bộ thôn, khu dân cư là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc lựa chọn, đề xuất được cán bộ thôn, khu dân cư (bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu dân cư) rất khó khăn. Đội ngũ cán bộ ở thôn, khu dân cư là cán bộ không chuyên trách, kinh phí hoạt động của thôn, khu dân cư rất eo hẹp… Đảng viên trẻ thì không mặn mà phần do công việc nhiều, phần do uy tín chưa đủ cao. Nên đa số là người đã hết tuổi lao động (trên 60 tuổi) thậm chí trên 70 tuổi, nhiệt tình, trách nhiệm, nhưng sức khỏe yếu, sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, phần lớn làm việc theo kinh nghiệm và uy tín là chính. Để hoàn thành công việc, những cán bộ thôn, khu dân cư này đã phải nỗ lực rất nhiều cả về thời gian, tâm sức. Quả là một sự “dũng cảm” không nhỏ của những con người thuộc lớp người “xưa nay hiếm”. Họ thực sự là “người vác tù và hàng tổng” đáng kính của nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét