Thứ Hai, 8 tháng 1, 2024

Nâng cao chất lượng chính sách xã hội vì hạnh phúc của Nhân dân

 

Thời gian vừa qua, lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong thực hiện chính sách xã hội, các thế lực thù địch đã xuyên tạc rằng: dưới sự cai trị của cộng sản: Chính sách xã hội chỉ mang lại lợi ích cho bộ máy cầm quyền dẫn đến phân hoá giàu – nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng; đời sống một bộ phận người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội không được quan tâm, đang bị bỏ rơi, bần cùng hoá. Thực tế, các thế lực thù địch đang cố tình xuyên tạc chính sách xã hội tốt đẹp của Đảng, Nhà nước ta.

1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”, khẳng định: Trong hơn 10 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XI) một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện ngày càng rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; người có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kịp thời. Các chính sách xã hội không ngừng được hoàn thiện theo hướng tiến bộ và công bằng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, Đảng ta cũng thừa nhận: chính sách xã hội vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Kết quả giảm nghèo có nơi, có lúc chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao, phân hoá giàu – nghèo có xu hướng gia tăng; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn. Chính vì vậy, phải không ngừng nâng cao chất lượng chính sách xã hội trong thời kỳ mới.

2. Đảng ta khẳng định: Chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội; thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm chính sách xã hội; tạo điều kiện để Nhân dân được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển.

3, Mục tiêu, xây dựng hệ thống chính sách xã hội phải theo hướng toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho Nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước và xây dựng con người Việt Nam toàn diện. Phấn đấu Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho Nhân dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin; người cao tuổi, hộ nghèo, cận nghèo được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định; bảo đảm mức sống tối thiểu cho người có hoàn cảnh khó khăn; trợ cấp xã hội cho hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo; xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. Tiếp tục nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội theo hướng bảo đảm mức sống tối thiểu, sàn an sinh xã hội quốc gia; Nhà nước ưu tiên hỗ trợ cho người yếu thế. Phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với những người yếu thế; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời người yếu thế trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng phát triển bền vững; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống lâu dài cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Có thể khẳng định, với những mục tiêu trên của chính sách xã hội, Đảng ta đã và đang làm tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.

4. Để hiện thực hoá các mục tiêu trên, phải tiến hành đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tập trung kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chính sách xã hội từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi trục lợi chính sách xã hội, vi phạm pháp luật. Đồng thời, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thực hiện chính sách xã hội.

Việc các thế lực thù địch bôi nhọ, vu cáo, trắng trợn, xuyên tạc chính sách xã hội của Việt Nam, là đi ngược lại chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và lợi ích nguyện vọng, chính đáng của nhân dân ta. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch rõ bộ mặt phản động của chúng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét