Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

Tầm nhìn thiển cận của Dương Quốc Chính

 

Trên trang “Baotiengdan, Dương Quốc Chính viết bài có tựa đề: “Đạo đức xã hội xuống cấp do đâu?”. Nội dung bài viết mượn vụ học sinh bắt nạt cô giáo, để xuyên tạc về đạo đức xã hội hiện nay. Với cách nghĩ, cách nhìn phiến diện, cực đoan, không có bất cứ một ý nghĩ nào góp ý xây dựng cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà mà toàn những luận điệu hằn học, phi lý, thể hiện rõ bản chất của một kẻ lưu manh chính trị, thù địch đối với Đảng, Nhà nước, thù địch đối với chế độ chính trị, xã hội của Việt Nam. Thủ đoạn này đã cho thấy dã tâm nham hiểm của Dương Quốc Chính nên cần được vạch trần và bác bỏ.

1. Dương Quốc Chính lộ rõ ý đồ thâm độc

Lợi dụng triệt để những vụ việc học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường và tồn tại, hạn chế của một số cơ sở, địa phương trong quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nền giáo dục Việt Nam. Y cho rằng nguyên nhân của đạo đức xã hội xuống cấp là do “Nhà trường là thứ yếu và càng lên cấp học cao thì vài trò giáo dục đạo đức bằng không thậm chí còn âm”. Từ đó, bôi nhọ nền giáo dục, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Rõ ràng, đây là sự xuyên tạc rất trắng trợn, vô nhân đạo, phản nhân văn, phi nhân tính, đi ngược lại với truyền thống dân tộc và xu thế phát triển tất yếu của nhân loại. Lợi dụng hiện tượng để quy chụp, đánh đồng với bản chất sự việc, hay mới thấy cây mà không thấy rừng. Bởi vì, truyền thống yêu nước, bất khuất, anh hùng trong dựng nước và giữ nước; hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng hiền tài; uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, nhân hậu, thủy chung, bao dung, cần cù, lao động sáng tạo; hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự kết hợp đó trở thành sức mạnh vĩ đại nhấn chìm bè lũ bán nước và quân cướp nước, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đồng thời, cũng là nền tảng vững chắc để nền giáo dục Việt Nam đạt được những thành tựu toàn diện, vững chắc, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

2. Thực tiễn giáo dục Việt Nam đã đập tan ý đồ thâm độc của Dương Quốc Chính.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, vạch ra con đường phát triển của đất nước: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Câu nói này dường như in sâu vào trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Chúng ta đang tích cực tiến hành một “cuộc cách mạng” về giáo dục với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), bảo đảm cho giáo dục Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Một trong những thành tựu trong 37 năm đổi mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nền giáo dục Việt Nam có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, tháng 7/2023, tờ thời báo kinh tế – The Economist của Anh có bài viết đánh giá cao hệ thống giáo dục Việt Nam, đề cao giá trị của giáo dục trong nước và đáng giá cao năng lực giáo viên. Bài báo chỉ ra rằng chất lượng giáo dục của Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn, “Học sinh Việt Nam được học một trong những hệ thống giáo dục tốt trên thế giới” và dẫn chứng các thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế. Năm 2022, 38 lượt học sinh dự thi Olympic quốc tế đều giành huy chương, đưa Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp lọt vào nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có thành tích tốt nhất tại các kỳ thi này. Năm 2023, cả 6 thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế tại Nhật Bản từ ngày 2 đến 12/7 đã mang về cho Tổ quốc 6 tấm huy chương, gồm hai huy chương vàng, hai huy chương bạc và hai huy chương đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp thứ 6 toàn đoàn trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm nay. Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) năm 2023 gồm 4 học sinh dự thi, kết quả, 4/4 học sinh đoạt huy chương, gồm 3 huy chương Vàng và 1 huy chương Bạc, trong đó có 2 học sinh nằm trong tốp 10 điểm cao nhất… Quy mô đào tạo đại học tăng trung bình 4,4% giai đoạn 10 năm qua, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi được tiếp cận giáo dục đại học từ 25,2% (năm 2013) lên 35,4% (năm 2021), tỷ lệ sinh viên học đại học tăng 6,1% bình quân trong cả giai đoạn 10 năm (2013-2023)…

Những kết quả đã đạt được là minh chứng sinh động về thành tựu to lớn của nền giáo dục Việt Nam trong sự nghiệp trồng người dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả đó góp phần quan trọng để “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đồng thời, đập tan mọi sự xuyên tạc của Dương Quốc Chính và đồng bọn đối với nền giáo dục Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét