Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2024

Nguyên Anh lại giở trò chống phá

 

Vừa qua, trên trang “Quyenduocbiet bút danh Nguyên Anh lại tuyên truyền, xuyên tạc rằng: “Việt Nam lại năn nỉ xin công nhận nền kinh tế thị trường đầu voi đuôi chuột!”, “trong lý thuyết cộng sản không có nền kinh tế thị trường, cái được gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là do bịa ra”… Thực chất đây là luận điệu sai trái và phản động chống phá Đảng, Nhà nước, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi vì:

1. Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Moscone, San Francisco, Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023 với sự tham dự của khoảng 2.000 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu và trường đại học trong khu vực. Mục tiêu chính của APEC là thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững. Phát biểu định hướng cho phiên thảo luận về “Tăng trưởng bền vững và bao trùm”, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua; là một trong 3 quốc gia có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp. Song song với việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, Việt Nam rất coi trọng thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế. Việt Nam đã ký hơn 90 hiệp định thương mại và 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương; là thành viên của 16 Hiệp định Thương mại tự do với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và 10 điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu, trong những năm gần đây mọi hoạt động về kinh tế của Việt Nam đều được thế giới công nhận.

2. Kinh tế thị trường là một phương thức sản xuất có tính lịch sử, là thành quả của văn minh nhân loại, nó có thể được sử dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung của mọi quốc gia, dân tộc mà không phải là tài sản riêng của chủ nghĩa tư bản, chỉ phục vụ cho riêng chủ nghĩa tư bản. Trong thực tế không có một mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia, mà trái lại, mỗi quốc gia – dân tộc tùy theo trình độ phát triển, đặc điểm cơ cấu tổ chức và thể chế chính trị, kể cả các yếu tố văn hoá – xã hội truyền thống, mà xây dựng những mô hình kinh tế thị trường đặc thù của riêng mình. Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, bắt nguồn từ bối cảnh thời đại và điều kiện lịch sử – cụ thể của đất nước. Đây cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong muốn chủ quan, giữa tính tất yếu thời đại với lôgic tiến hoá nội sinh của dân tộc, khi chúng ta chủ trương sử dụng hình thái kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu phát triển, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nó cũng là con đường thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển.

3. Thực tiễn đã chứng minh, qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng phát triển. Việt Nam đã được 72 nước công nhận nền kinh tế thị trường, trong đó có các nước lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh; quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên; quốc phòng, an ninh giữ vững, Việt Nam luôn đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 193 quốc gia; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác chiến lược với tất cả các nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.v.v.

Những minh chứng trên cho thấy, cả về lý luận và thực tiễn đã bác bỏ hoàn toàn các quan điểm, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét