Mới đây, Phạm Trần – kẻ lộng ngôn, thiếu hiểu biết về công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Đảng ta đang thực hiện, đã đăng trên trang “Thongluan” bài viết: “Những biểu hiện suy thoái trong nội bộ Đảng Cộng sảng Việt Nam”. Nội dung trong bài viết của Y tập trung đề cập đến công tác xây dựng, chính đốn Đảng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và XIII. Với lời lẽ xuyên tạc, giọng điệu hằn học, lộ rõ dã tâm thâm độc, xảo quyệt của kẻ cơ hội, phản động nhằm chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cuối bài viết Y đặt câu hỏi: Công tác tham nhũng và xây dựng đảng lúc nào cũng chỉ mới “tiến được một bước”. Vậy khi nào thì ông Nguyễn Phú Trọng mới cho dân biết đã tiến lên “bước thứ hai”?./.
Vấn đề này những nhà “dân chủ bàn phím”, “dân chủ nửa mùa” đã nhai đi nhai lại rất nhiều lần. Nay Phạm Trần lại đề cập đến. Do vậy, một lần nữa thêm bàn luận để Y hiểu về nguồn gốc, bản chất và quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng.
1. Phạm Trần nên học thêm về nguồn gốc tham những
Không riêng gì ở Việt Nam mà bất kỳ một quốc gia nào, hay chế độ chính trị nào trên thế giới cũng đều có vấn nạn này. Lênin từng chỉ ra, tham nhũng gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước và quyền lực công. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ ba căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu là những thứ giặc nội xâm bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra. Vì vậy, muốn cho Đảng trong sạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta cũng chỉ rõ: “Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ”. Điều đó cho thấy, sự nguy hiểm và sự cần thiết của việc chống lại tệ quan liêu, tham nhũng, nhất là trong cơ chế phát triển kinh tế thị trường hiện nay.
2. Phạm Trần nên tìm hiểu thêm về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Số liệu tổng kết 10 năm (2012-2022) công tác phòng, chống cho thấy: “đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm tra kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm” .
Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế cũng được tiến hành một cách kiên quyết, không khoan nhượng. Trong 10 năm (2012-2022), “các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can; xét sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo về tội tham nhũng. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, khởi tố, điều tra 4.200 vụ/7.572 bị can về tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 455 vụ/1054 bị can về tội tham nhũng
Cảm nhận của bạn bè quốc tế về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta ngày càng đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn. Ví như, Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg, nhận xét: “Chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu, tình hình tham nhũng đang thay đổi và công tác phòng, chống tham nhũng cũng đang thay đổi…” Gần đây, ngày 31.1.2023, Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2022, Việt Nam đạt 42/100 điểm, xếp hạng 77/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 3 điểm và 10 bậc so với khảo sát năm 2021 và tăng 6 điểm, 27 bậc so với năm 2020. Con số này đã phản ánh khách quan những nỗ lực, sự quyết tâm mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta và được quốc tế ghi nhận”.
Như vậy, Phạm Trần hãy mở to mắt ra và hiểu rằng: Tham nhũng và chống tham nhũng, ở mọi thời đại và muôn đời vốn không bao giờ cũ. Đó là vấn đề song hành cùng với sự tồn tại và phát triển của mọi quốc gia. Điều quan trọng là quốc gia đó có đủ quyết tâm, có đủ kiên trì để hạn chế, tiến tới xóa bỏ nạn tham nhũng hay không mà thôi (?). Vì vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những giọng điệu xuyên tạc của Phạm Trần. Cũng như khẳng định sự đúng đắn trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét