Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

Sự xuyên tạc trắng trợn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam của Quốc Phượng

 

Nhân sự kiện Tổng thống Mỹ Biden thăm chính thức Việt Nam, trên mạng internet, một số phần tử thiếu thiện chí với Việt Nam như Quốc Phượng đã đăng tải bài viết với tựa đề “Hoa Kỳ cần lưu ý gì để tiếp tục hỗ trợ dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”. Nội dung bài viết vu cáo trắng trợn tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Hắn vu cáo Việt Nam “đàn áp trên diện rộng các hoạt động, bất đồng chính kiến, xã hội dân sự và tự do tôn giáo”, “đáp áp những nhà hoạt động này đi ngược lại thỏa thuận của Việt Nam với Liên minh Châu Âu”. Từ đó, hắn kêu gọi Việt Nam “Chấm dứt bắt bớ tù nhân lương tâm và ưu tiên trao trả tự do”, đòi hỏi phải trao trả tự do cho những kẻ mà hắn gọi là “nhà hoạt động” và “tù nhân lương tâm”, những người đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Thực chất đây là những luận điệu không mới với mục đích xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Do đó, cần nhận thức đúng về tự do, nhân quyền, đồng thời cần vạch trần những luận điệu sai trái của những phần tử thiếu thiện chí với Việt Nam như Quốc Phượng.

Tự do không có nghĩa là được làm tổn hại đến tự do của người khác và xã hội, tự do phải trong khuôn khổ của pháp luật.

Quyền con người là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về địa vị pháp lý của cá nhân. Trong thế giới ngày nay, quyền con người được xem là giá trị chung, có tính phổ quát của nhân loại, là giá trị nhân văn cao quý nhất mà xã hội loài người ở bất cứ quốc gia, thời đại nào cũng hướng tới. Tuy nhiên, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền con người đều được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, chứ không thể có sự tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc. Điều 18 trong Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã nêu rõ: Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Điều 12 khẳng định quyền tự do đi lại và cư trú không phải là một quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn chế nếu “do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước công nhận”. Như vậy, việc bảo đảm các quyền, tự do cho con người phải phù hợp với điều kiện văn hóa, phong tục của mỗi quốc gia, các quyền khác và để đảm bảo duy trì an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của cộng đồng. Theo đó, các quyền và tự do con người không phải là tuyệt đối, tự do tùy tiện, trái pháp luật. Những hành động “tự do” của những “nhà hoạt động” như Hoàng Thị Minh Hồng, Phạm Đoan Trang trái với pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đều phải được nghiêm trị là phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

Những thành tựu về bảo đảm tự do và quyền con người ở Việt Nam

Trong suốt các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”[1]. Trong Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng đều khẳng định con người là chủ thể, là trung tâm của chiến lực phát triển và các mục tiêu cam kết thực hiện về quyền con người, bảo đảm con người được phát triển toàn diện. Nhà nước ta đã luật hóa các quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc gia, bảo đảm và thực thi tốt các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tự do, tín ngưỡng, tự do ngôn luận… Việc bảo đảm và thực thi các quyền con người ở nước ta đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. Bà Caitlin Wiesen – Nguyên Trưởng Đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi thực sự cảm thấy Việt Nam đã thực hiện những cam kết của Chính phủ về việc đặt con người là trọng tâm của sự phát triển theo những chỉ dẫn của Liên hợp quốc. Đây là cốt lõi của các mục tiêu phát triển bền vững và nguyên tắc cốt lõi là không bỏ lại ai phía sau. Tôi nghĩ điều này đã được chú trọng ở mọi khía cạnh và thể hiện trong những chính sách của Chính phủ Việt Nam về phát triển kinh tế – xã hội”[2].

Bởi vậy, những luận điệu xuyên tạc vu cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam chỉ là lạc lõng với mưu đồ không có gì khác hơn là nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống hòa bình của người dân. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần và đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét