Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Cát Tường: Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe

 

Thứ nhất, Y cho rằng “Đây là lần đầu tiên Trung ương Đảng có nghị quyết xác định rõ các đặc trưng nội hàm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

Nhân dân Việt Nam đều biết, chỉ có Cát Tường cố tình không biết. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) đề cập và nêu khá cụ thể, toàn diện những quan điểm nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Cùng với vấn đề đó các lần tiếp sau như: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (khóa VII); Đại hội IX ( tháng 4/2002); Đại hội XI (tháng 01/2011); Đại hội XII (tháng 01/2006) đều khẳng định tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam với các quan điểm và nhiệm vụ cụ thể phù hợp với yêu cầu xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đó là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Đến Đại hội XIII (tháng 01/2021), Đảng ta khẳng định: tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN kiến tạo phát triển, liên minh, hành động; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính và tại hội nghị Trung ương 6, Khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao với việc ban hành nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới” theo đó mục tiêu tổng quát là: Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, phân cấp, phân quyền và kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, nền tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo hướng XHCN vào năm 2045”.

 Thứ hai, Y trắng trợn vu cáo: “nhà nước pháp quyền “có” hay “không có” thêm phần định hướng chính trị “xã hội chủ nghĩa”.

Chỉ rõ cho Cát Tường biết rằng tại Điều 2, Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 ghi rõ: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Thực tiễn nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đã và đang tồn tại hiện hữu, không ngừng hoàn thiện và phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, vì lợi ích chính đáng của nhân dân: tại Báo cáo chỉ số hạnh phúc của Liên Hợp Quốc năm 2020, đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 82/156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc so với năm 2019. Sáng 24/11, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, đã tổ chức Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển 2022 cho biết tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 30 năm (1991-2021) tương đối ấn tượng với mức tăng trung bình 6,5%, tốc độ thuộc loại cao và ổn định so với thế giới. Quy mô kinh tế năm 2021 khoảng 363 tỷ USD, Việt Nam đã lọt top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2021 đạt gần 3.700 USD; gấp 2,4 lần so với năm 2011.

Những luận điểm và thực tiễn số liệu biết nói trên cho thấy Cát Tường tung ra luận điệu xuyên tạc, vu khống về Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết. Mỗi người dân cần cảnh giác với những luận điệu của y. Đồng thời, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét