Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

Lật tẩy luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và giá trị văn hóa Việt Nam

 

Trên trang “Danlambao” xuất hiện bài viết “Đảng Cộng sản Việt Nam và Văn hóa Việt Nam” của bút danh “Người Yêu nước” đã làm cho dư luận xã hội hết sức bất bình, bởi nội dung của bài viết đã phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn về đất nước, con người Việt Nam.

Dư luận càng bức xúc hơn khi “Người Yêu nước” cho rằng: “dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phần lớn con người Việt Nam trở nên tàn bạo, tráo trở, vô cảm”(!?) và cũng phần lớn người dân Việt Nam “là những tên ăn cắp, ăn cướp, nói dối không ngượng mồm…không có đạo lý, không coi trọng đạo lý gia đinh” (!?). “Chế độ cộng sản đã làm mất nhân tính con người Việt Nam”, “trù ẻm, tù đầy” những người sáng tác nghệ thuật (!?). Tất cả sự bịa đặt xấu xa, vô căn cứ đó được “Người Yêu nước” quy kết nguyên nhân là do Đảng Cộng sản Việt Nam không nhìn nhận đúng vai trò của văn hóa, không có đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn về văn hóa (!?). Quan điểm này nhằm mục đích kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình, trong đó có lĩnh vực văn hóa, để văn hóa thăng hoa, phát triển.

Chúng ta biết rằng, dù nghiên cứu ở góc độ nào, nhìn nhận ở bình diện nào thì văn hóa vẫn là lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Như vậy, văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng. Văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã bội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết, văn hóa có vai trò to lớn đối với sự vận động và phát triển của đất nước. Văn hóa là “hồn cốt” của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn. “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Cho nên, với sứ mệnh cao cả của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lĩnh vực văn hóa là một tất yếu không thể phủ nhận và không phải bàn cãi.

Ngay sau khi thành lập (1930) và bắt đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định văn hóa là một mặt trận quan trọng “là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động” (Đề cương về văn hóa Việt Nam – 1943). Suốt hơn 90 năm qua, tư tưởng chiến lược ấy đã được quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả. Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thực tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được biểu dương, lan toả vào đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung.

Có thể thấy rằng, những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt, sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, diện mạo đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, đời sống nhân dân được nâng cao hơn; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố vững mạnh, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước; quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc; đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng mở rộng, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Việt Nam trở thành “điểm sáng”, niềm tin của cộng đồng quốc tế.

Thực tế đó là những minh chứng hùng hồn bác bỏ luận điểm phản động, xuyên tạc, bĩa đặt trắng trợn của “Người yêu nước. Mọi người cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái đó./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét