Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2025

ĐIỆP KHÚC XUYÊN TẠC VỀ “DÂN CHỦ” CỦA LÊ THÀNH NHÂN

 

Trong bài viết “Dân Quyền Tự Do” đăng trên “Vietquoc”, Lê Thành Nhân vu cáo rằng: “Ngày nay, Dân Quyền Tự Do tại Việt Nam bị nhà nước Cộng sản Việt Nam ngược đãi thô bạo”. Đồng thời, y cũng đưa ra nhiều nhận định sai trái, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, phủ nhận các thành tựu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cáo buộc Đảng, Nhà nước đàn áp quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tín ngưỡng…

1. Bản chất và mục đích của luận điệu xuyên tạc “dân quyền, tự do” tại Việt Nam của Lê Thành Nhân. Cần khẳng định Lê Thành Nhân là phần tử phản động, lợi dụng chiêu bài “đấu tranh dân chủ” để xuyên tạc, kích động, thực chất là công cụ, tay sai của các thế lực thù địch bên ngoài. Luận điệu cho rằng “Luật pháp CHXHCNVN nói một đằng làm một nẻo”, “các bộ luật hình sự dẫm đạp lên chính luật pháp” là sự vu cáo trắng trợn, xúc phạm hệ thống pháp luật của một quốc gia có chủ quyền. Thủ đoạn “đánh tráo khái niệm” được Lê Thành Nhân sử dụng một cách xảo quyệt: Cố tình áp đặt định nghĩa “tự do”, “nhân quyền” theo kiểu phương Tây vào bối cảnh đặc thù của Việt Nam – Một đất nước đang phát triển, từng trải qua chiến tranh, luôn bị chống phá từ bên ngoài. Mục đích sâu xa là phá vỡ nền tảng chính trị, tư tưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động tâm lý bất mãn, nhất là trong giới trẻ, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm xói mòn niềm tin vào Đảng, tiến tới thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.

SONG CHI PHÁN BỪA VỀ NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

 

Trên trang “Chân trời mới Media”, Song Chi có bài viết: “Một nền giáo dục thất bại. Một nhà nước thất bại. Một quốc gia thất bại” cho rằng nền giáo dục của Việt Nam là một nền giáo dục thất bại với sản phẩm là những con người yếu kém về kiến thức, trình độ, kỹ năng sống và nhân cách. Vì vậy, hàng năm hàng ngàn phụ huynh phải tìm cách cho con cái đi du học ở nước ngoài trở thành phong trào tị nạn giáo dục. Thực tế, Song Chi đang cố tình xuyên tạc hạ thấp nền giáo dục Việt Nam.

        Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, Việt Nam đã và đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Thực tiễn giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

        Thứ hai, năm 2025, theo công bố của Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds – Anh) về xếp hạng đại học thế giới “QS World University Rankings: Sustainability 2025” cho 1.751 cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới, Việt Nam có 10 cơ sở giáo dục đại học góp mặt. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng 325 thế giới, xếp vị trí 51 của khu vực châu Á; 17 cơ sở giáo dục đại học nằm trong Bảng xếp hạng hàng đầu châu Á, 4 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 200; 9 cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới của Tổ chức Times Higher Education (THE), có 4 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 1000; 13 cơ sở giáo dục đại học trong Bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng của THE. Năm 2024, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế với 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen; đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ cũng đã giành 1 giải Nhì. Cũng trong năm 2024, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công bố danh sách 64 thành phố đến từ 35 quốc gia được công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”, trong đó có hai thành phố của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Cho tới nay, Việt Nam có 5 thành phố được công nhận là thành viên “Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu”.

PHÁT NGÔN KHÔNG NÃO CỦA LÊ THÀNH NHÂN

 

Trên “Vietquoc”, Lê Thành Nhân có bài viết: “Tương lai chính trị thế giới và Việt Nam”, cho rằng Việt Nam “là nạn nhân của các biến động toàn cầu” và nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự vì dân, vì nước thì nên “từ bỏ chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời” để đi theo “thể chế tự do dân chủ kiểu phương Tây” nhằm “hội nhập nhanh vào toàn cầu hóa”. Thực chất, đây là những luận điệu sai trái, xuyên tạc, công kích thể chế chính trị hiện tại của Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc của Lê Thành Nhân và luôn nhận thức sâu sắc rằng:

1. Lịch sử không phải là cái cớ để xuyên tạc bản chất cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc kiên cường đấu tranh để giữ nước và giữ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, không phải là “nạn nhân của các giai đoạn chuyển đổi thế giới” như luận điệu xuyên tạc của Lê Thành Nhân. Cái giá của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã được đánh đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ dân tộc Việt Nam. Trong hành trình đó, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố then chốt, không thể phủ nhận.

Luận điệu “chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời” là quan điểm chống phá của Lê Thành Nhân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đang xây dựng. Cần nhấn mạnh, Việt Nam đang đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mang bản sắc riêng, trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, nhưng không đồng nghĩa với việc phải đồng hóa thể chế. Các quốc gia thành công là những quốc gia biết giữ bản sắc, chọn con đường phù hợp với mình, chứ không phải chạy theo mô hình được tô vẽ sẵn. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hội nhập sâu rộng vào kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ toàn cầu – nhưng không phải bằng cách đánh đổi thể chế hay mù quáng chạy theo “dân chủ kiểu phương Tây”. Đó là sự hội nhập có bản lĩnh, có nguyên tắc, đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết. Thách thức lớn nhất hiện nay không phải là thể chế chính trị, mà là những mưu đồ phá hoại tư tưởng, gây hoang mang trong Nhân dân, đặc biệt là giới trẻ thông qua các chiêu trò trên truyền thông, mạng xã hội. Những kẻ nhân danh “dân chủ, tự do” để kích động, chia rẽ niềm tin vào Đảng, vào chế độ, thực chất đang phục vụ cho những toan tính chính trị sâu xa chứ không phải vì lợi ích của Nhân dân. Không thể lấy sự biến động của thế giới để làm cái cớ bôi nhọ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và thể chế xã hội chủ nghĩa. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử, của Nhân dân, được khẳng định bằng thực tiễn trong xây dựng và phát triển đất nước.

QUỐC HỘI VIỆT NAM LÀ CƠ QUAN ĐẠI BIỂU CAO NHẤT CỦA NHÂN DÂN

 

Với nhan đề “Quốc hội bù nhìn” trên trang “voatiengviet”, Lê Quốc Quân cho rằng “Quốc hội Việt Nam đã thực sự trở thành một Quốc hội bù nhìn, hoàn toàn nằm dưới sự thao túng tuyệt đối của Đảng cộng sản”. Đây là luận điệu xuyên tạc, chống phá, phủ nhận vai trò, hoạt động của Quốc hội nước ta; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội.

1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong hệ thống chính trị nước ta, Quốc hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng là cơ quan pháp lý tối cao, Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội không chỉ là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân mà còn là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quyền lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Bởi Quốc hội là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước được thành lập do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra. Tính quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội được thể hiện ở chỗ chỉ Quốc hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của Nhân dân thành Hiến pháp và pháp luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp trong xã hội.

Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam luôn khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân Việt Nam. Quốc hội đã 5 lần thông qua Hiến pháp vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013, qua đó từng bước hoàn thiện thể chế chính trị, khẳng định vai trò trung tâm trong thiết lập nền tảng pháp lý cho sự phát triển đất nước. Quốc hội luôn nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, xem xét khách quan, toàn diện, quyết định các vấn đề về lập pháp ngày càng hiệu quả, thực chất, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn đổi mới và phát triển đất nước. Mỗi quyết nghị được đưa ra là kết quả của quá trình thảo luận dân chủ, lấy lợi ích của Nhân dân và quốc gia dân tộc làm mục tiêu tối thượng. Đồng thời, Quốc hội đã nêu cao trách nhiệm thực hiện giám sát thông qua nhiều hình thức như: Xem xét các báo cáo của các cơ quan và cá nhân liên quan, thông qua thực hiện chất vấn, giải trình tại các kỳ họp của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, v.v. Qua đó, đã giúp cho việc hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô và quyết định những vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực cụ thể, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

KỊCH BẢN VỤNG VỀ, XỎ XIÊN VỀ THUẾ KHÓA CỦA DƯ LAN

 

Trên trang RFA, bút danh Dư Lan đã đăng bài: Muốn tiểu thương khai thuế minh bạch, chính quyền phải làm sạch mình trước. Với những lời lẽ “xỏ xiên” Y cho rằng “Việt Nam thiếu luật pháp minh bạch. Thiếu hệ thống công an, thuế, “quản lý thị trường” trong sạch; hay Quốc hội Việt Nam và Bộ tài chính đã thực thi một chiến dịch gần như “đánh úp” dân… không có lộ trình cho dân chuẩn bị về nhận thức, tài chính và phương tiện”. Và cuối cùng Y đi đến kết luận: “Nhà nước đang vận hành một hệ thống bị lỗi”… Nhà nước phải sửa lỗi hệ thống trước. Vậy, hãy xem “ẩn sâu bên trong” những lời lẽ của Dư Lan đúng hay sai?

Thứ nhất, không thể lấy “cái riêng” để suy diễn, quy chụp và phủ nhận vai trò của cán bộ công an, thuế và quản lý thị trường.

Việc một số cán bộ công an, thuế và quản lý thị trường có những hành vi vi phạm trong thực thi nhiệm vụ liên quan đến hộ kinh danh nhỏ lẻ như Dư Lan đưa ra là hoàn toàn không sai. Tuy nhiên, vấn đề này cần nhận thức là, số cán bộ đó đã vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước và quy định của từng ngành trong thực thi nhiệm vụ, đó là do số cán bộ này thiếu tu dưỡng, rèn luyện, dẫn đến suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân trong quá trình công tác. Những khuyết điểm, sai phạm của một số cán bộ công an, thuế và quản lý thị trường nói trên chỉ là cá biệt của một bộ phận chứ không phải là tất cả, không thể quy kết cái hiện tượng riêng lẻ thành cái chung và phổ biến. Và tất cả hành vi lệch chuẩn của một số cán bộ gây nhũng nhiễu, khó khăn cho hộ kinh doanh cá thể trong thời gian qua chỉ là hiện tượng thuộc về hành vi, đạo đức cá nhân, đây là những “con sâu làm rầu nồi canh”, chứ không phải là nguyên nhân từ việc “Nhà nước đang vận hành một hệ thống bị lỗi” như lời của Dư Lan. Do đó, không thể lấy cái cá nhân (cái riêng) để suy diễn, quy chụp lên cái tổng thể, bản chất. Không thể duy ý chí, cảm tính chỉ dựa vào thiếu sót, hạn chế của một vài cá nhân mà phủ nhận sạch trơn vai trò của đội ngũ cán bộ công an, thuế và quản lý thị trường trong sự nghiệp phát triển của đất nước.

NHẬN THỨC LỆCH LẠC CỦA LOAN THẢO

 

Trên trang “Vietnamthoibao”, Loan Thảo có đăng bài viết “Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng XIV: liệu có bị ở tù”, xuyên tạc quyền tự do dân chủ trong đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Loan Thảo cho rằng “…Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng xin để quý vị đảng viên đọc với nhau. Cả tin nghe lời các ông mà góp ý, nhỡ khi lời nói thẳng khó nghe làm các ông phật ý thì vào tù chả chơi. Góp ý nhiều khi chỉ là hình thức thôi, chứ các ông bàn gì với nhau thì cũng đâu cần quan tâm tới dân nghĩ gì”.

1. Cần khẳng định, thực hành dân chủ trong đóng góp vào dự thảo các Văn kiện của Đảng là chủ trương đúng đắn của Đảng, là hoạt động có mục đích, tự giác cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Việc Đảng tổ chức lấy ý kiến của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIV với mục đích tạo sự thống nhất giữa quyền lực chính trị và quyền lực xã hội, đảm bảo quyền làm chủ trên thực tế của mọi tầng lớp nhân dân lao động. Nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện của Đảng nhằm phản ánh đầy đủ hơn tâm tư, nguyện vọng với Đảng thực hiện quyền làm chủ của mình trên thực tế. Cả hai quá trình lấy ý kiến và góp ý kiến đều thông qua thực hành dân chủ tự giác, có mục đích; thực hành dân chủ trên cơ sở nhận rõ trách nhiệm nhằm hướng tới giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

NHẬN THỨC LỆCH LẠC CỦA LOAN THẢO

 

Trên trang “Vietnamthoibao”, Loan Thảo có đăng bài viết “Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng XIV: liệu có bị ở tù”, xuyên tạc quyền tự do dân chủ trong đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Loan Thảo cho rằng “…Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng xin để quý vị đảng viên đọc với nhau. Cả tin nghe lời các ông mà góp ý, nhỡ khi lời nói thẳng khó nghe làm các ông phật ý thì vào tù chả chơi. Góp ý nhiều khi chỉ là hình thức thôi, chứ các ông bàn gì với nhau thì cũng đâu cần quan tâm tới dân nghĩ gì”.

CHỐNG PHÁ ĐẢNG – MƯU ĐỒ ĐEN TỐI CỦA VŨ ĐỨC KHANH

 

Gần đây, trên mạng lan truyền bài viết “Cuộc ‘cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước” và dân chủ hóa thể chế Việt Nam của Vũ Đức Khanh đăng trên trang vietnamthoibao. Trong bài viết, Vũ Đức Khanh đã đưa ra một loạt luận điểm đòi “tách Đảng ra khỏi hệ thống chính trị” và kêu gọi “dân chủ hoá thể chế” nhằm làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và hướng tới thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những luận điểm sai trái, xuyên tạc, thiếu cơ sở khoa học của Vũ Đức Khanh tới bạn đọc như sau:

Thứ nhất, “tách Đảng ra khỏi hệ thống chính trị” là mưu đồ đen tối và phản động. Luận điểm xuyên suốt bài viết của Vũ Đức Khanh là đề xuất “tách rời Đảng ra khỏi hệ thống chính trị – hành chính”, “xoá bỏ hệ thống cấp uỷ đảng trong cơ quan nhà nước” và “chuyển Đảng thành một tổ chức chính trị độc lập”. Đây là quan điểm phản động và phi khoa học, phủ nhận thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam và cơ sở lý luận Mác- Lênin về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều này không chỉ là quy định pháp lý tối thượng mà còn là kết quả của quá trình lịch sử hơn 90 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc giành độc lập, thống nhất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mưu đồ của Vũ Đức Khanh và đồng bọn là muốn phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện và trực tiếp trong hệ thống chính trị.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC VAI TRÒ LỊCH SỬ VÀ BẢN CHẤT CÁCH MẠNG CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM

 

Mới đây, bài viết “Báo chí cách mạng, trăm tuổi mới xây văn hóa” của Gió Bấc, đăng trên trang “Bureau CTM Media – Âu châu”, đã thể hiện rõ mưu đồ chống phá báo chí cách mạng. Với lối viết mỉa mai, xảo ngôn và lập luận độc hại, tác giả này đã ngạo mạn tuyên bố: “Báo chí cách mạng Việt Nam xưa nay vốn là công cụ tuyên truyền, cờ, đèn, kèn, trống cho Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, thì nay có thêm nét văn hóa mới là phục vụ cho các đại gia”. Đây không phải là một nhận định mang tính “phản biện” như cách các thế lực này thường rêu rao, mà là một luận điệu xuyên tạc có chủ đích, bóp méo bản chất, phủ định vai trò lịch sử, chính trị, xã hội của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

1. Bản chất chính trị của báo chí cách mạng – sự thật không thể xuyên tạc. Trước hết, cần khẳng định một cách rạch ròi: báo chí cách mạng Việt Nam là bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là công cụ sắc bén trong công cuộc đấu tranh tư tưởng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Gió Bấc cho rằng đó là điều đáng xấu hổ, cần thoát ly – nhưng đó là cách nhìn của kẻ muốn tước đoạt linh hồn chính trị của báo chí cách mạng. Như chúng ta đã thấy, ở bất cứ quốc gia nào, báo chí đều mang bản chất chính trị, dù dưới danh nghĩa “tự do”, “độc lập”. Điều khác biệt ở đây là: báo chí cách mạng Việt Nam không phục vụ cho lợi ích nhóm, không là công cụ thao túng của tư bản tài phiệt, mà đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân lên trên hết. Cái gọi là “cờ, đèn, kèn, trống” mà Gió Bấc phỉ báng chính là ánh sáng lý tưởng, là sự cổ vũ, động viên quần chúng đứng lên làm cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu chữ miệt thị, lối ví von cay độc chỉ lột tả được tâm địa thâm hiểm, phản động, chứ không làm lu mờ bản chất chân chính và sứ mệnh lịch sử cao cả của báo chí cách mạng.

TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM BỊ HẠN CHẾ LÀ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC

 

Trên mạng xã hội “Vietnamthoibao”, danh xưng “Liên minh vì dân chủ cho Việt Nam” đã đăng: “Bài nói ngắn về tự do báo chí trong gian hàng triển lãm: Dân chủ cho Việt Nam, tại Đài Loan”. Nội dung bài viết cho rằng “Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ tự do báo chí hạn chế nhất thế giới”; “Mọi hoạt động báo chí độc lập bị xem là vi phạm pháp luật”. Đây là hành động cố tình xuyên tạc, bóp méo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hòng làm giảm uy tín của Đảng, của Nhà nước ta với nhân dân, với quốc tế; do đó, cần phải được lên án, bác bỏ và nghiêm trị.

1. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tự do báo chí của công dân. Như chúng ta đã biết, việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 nêu rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…Việc thực hiện các quy định này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi; Điều 11 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 quy định công dân có quyền: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”. Đồng thời, Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 cũng nêu rõ: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân”.

TRUNG TÂM BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI – ĐỂ MỪNG, KHÔNG PHẢI ĐỂ LO

 

Trong thời đại thông tin bùng nổ, báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Vậy mà trên trang Doithoaionline, Dân Trần đăng bài viết “CSVN muốn báo chí là đối tác chiến lược để phản biện và đồng hành” thể hiện sự hoài nghi, cực đoan như: “Khi cộng sản khánh thành thêm một trung tâm báo chí hiện đại thì người dân và doanh nghiệp chỉ có lo chứ không có mừng”. Đây là cách nhìn cảm tính, phiến diện và thiếu công bằng đối với những nỗ lực hiện đại hóa hoạt động báo chí – truyền thông của Nhà nước Việt Nam cần đấu tranh bác bỏ.

Một là, luận điệu cảm tính và phiến diện

Cần nhìn nhận rằng, luận điệu trên là một kết luận võ đoán, không có cơ sở thực tiễn và thiếu dữ liệu cụ thể, nó dựa trên định kiến chính trị hơn là phân tích khách quan. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc xây dựng một trung tâm báo chí hiện đại sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho người dân hay doanh nghiệp. Việc đánh giá một công trình, một chính sách hay một hành động của chính quyền cần dựa vào hiệu quả thực tiễn, tác động xã hội, và mục tiêu phục vụ cộng đồng, chứ không phải chỉ dựa vào tâm lý nghi ngờ hay cảm xúc chống đối. Một công trình hạ tầng, dù do thể chế nào xây dựng, cũng đều cần được đánh giá bằng giá trị sử dụng và hiệu quả phục vụ lợi ích công cộng. Nếu cứ nhìn mọi thứ qua lăng kính tiêu cực, chúng ta sẽ rơi vào cái bẫy của tư duy phủ định, không còn khả năng nhìn nhận khách quan và công bằng.

Hai là, cơ sở hạ tầng báo chí hiện đại là yêu cầu tất yếu của thời đại số

Chúng ta đang sống trong thời đại số – nơi thông tin là tài sản chiến lược và tốc độ lan truyền thông tin có thể ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, văn hóa chỉ trong vài giờ. Trong bối cảnh đó, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng báo chí là điều hoàn toàn tất yếu. Một trung tâm báo chí hiện đại không chỉ phục vụ cho các cơ quan truyền thông nhà nước, mà còn là nơi tổ chức họp báo, tọa đàm, hội nghị, giao lưu báo chí trong nước và quốc tế. Nó tạo điều kiện thuận lợi để: Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác từ các cơ quan chức năng; tăng cường tương tác giữa chính quyền và báo giới; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức xã hội truyền thông minh bạch hơn về hoạt động của mình; tạo không gian làm việc chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng nghiệp vụ báo chí. Một trung tâm báo chí hiện đại không phải là công cụ để “kiểm soát” như “Dân Trần” nghĩ, mà là nền tảng để minh bạch hóa dòng chảy thông tin, tăng cường quyền được biết của người dân.

SỰ HUYỄN HOẶC CỦA ĐỖ KIM THÊM VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

 

Lòng yêu nước là một trong những giá trị văn hóa đặc sắc, thiêng liêng và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Lợi dụng chính giá trị cao đẹp đó, một số đối tượng đã lợi dụng quyền tự do, dân chủ, mạo danh học giả để truyền bá những quan điểm sai trái hòng hướng lái dư luận, gây chia rẽ nội bộ và chống phá chế độ ta. Điển hình là bài viết của Đỗ Kim Thêm trên Boxitvn với tiêu đề “Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước Việt Nam trong bối cảnh mới – Một khảo hướng theo triết thuyết của Hegel và Habermas”.

Trong bài viết, khoác lên mình bộ cánh học giả, Đỗ Kim Thêm cũng như những kẻ phản động, cơ hội, xét lại khác đã dựa vào quan điểm lỗi thời của một số triết gia đã bị thực tiễn lịch sử bỏ qua, để xuyên tạc rằng: “không thể tuyệt đối hóa lòng yêu nước của dân chúng với một hệ tư tưởng duy nhất”, “có nhiều cách yêu nước khác nhau,… không nhất thiết phải tuyên xưng niềm tin vào chủ nghĩa xã hội”… Trong mớ hỗn độn của Đỗ Kim Thêm đưa ra đã phơi bày bản chất phản động của y khi cho rằng: “Việt Nam chưa có hiến pháp đúng nghĩa” vì Điều 4 còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác, đấu tranh, vạch trần bản chất phản động này của Đỗ Kim Thêm.

1. Trong quan điểm của Hegel, “tinh thần dân tộc” (Volksgeist) là một thực thể siêu nghiệm, trừu tượng, hoạt động như một “linh hồn” định hình dân tộc, nơi tinh thần tuyệt đối tự biểu hiện và nhận thức qua các giai đoạn lịch sử. Đây là quan điểm duy tâm và siêu hình về lịch sử, coi ý niệm quyết định tồn tại xã hội, tách biệt “tinh thần dân tộc” khỏi các yếu tố kinh tế, địa lý, lịch sử… Việc áp dụng Hegel không chỉ khiến chúng ta đi rơi vào ảo tưởng về các ý niệm thuần túy, mà quan trọng hơn, tư tưởng về việc một “tinh thần dân tộc” nắm giữ “tinh thần thế giới” của Hegel, hoàn toàn có thể bị lợi dụng, biến thành công cụ cho những mục đích chính trị hẹp hòi và chủ nghĩa sô vanh bá quyền với ví dụ điển hình là chế độ Đức quốc xã. Điều này khác biệt hoàn toàn với lòng yêu nước chân chính của Việt Nam – một lòng yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, luôn hướng tới hòa bình và phát triển. Tinh thần dân tộc Việt Nam không phải là một “ý niệm” thuần túy tự thân, mà là kết quả của một quá trình lịch sử đấu tranh kiên cường, gian khổ. Trong đó, vai trò của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố quyết định.

2. Jürgen Habermas, một triết gia và nhà xã hội học người Đức, phát triển khái niệm “lòng yêu nước lập hiến” (Verfassungspatriotismus) trong bối cảnh đặc thù của nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm mục đích thoát khỏi chủ nghĩa dân tộc truyền thống của Đức. Theo ông, lòng yêu nước không nên gắn với bản sắc văn hóa, ngôn ngữ hay huyết thống mà nên dựa trên sự gắn bó với các nguyên tắc hiến định của một nhà nước dân chủ, pháp quyền. “Lòng yêu nước lập hiến” của Habermas về cơ bản là một khái niệm mang tính trừu tượng, thoát ly khỏi các yếu tố văn hóa, lịch sử và cảm xúc đã định hình lòng yêu nước của một dân tộc, biến nó thành một khái niệm hành chính đơn thuần. Điều này hoàn toàn trái ngược với lòng yêu nước của người Việt Nam, không chỉ là sự tuân thủ các điều khoản Hiến pháp, mà còn là tình cảm thiêng liêng, máu thịt gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước oai hùng, với những giá trị văn hóa như lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, trọng tình nghĩa, ý chí độc lập tự chủ. Hơn nữa, áp dụng lý thuyết của Habermas đồng nghĩa với việc bỏ qua sự lựa chọn khách quan của lịch sử và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những điều, khoản trong Hiến pháp nước ta, đặc biệt là Điều 4, không chỉ là những hiến định thuần túy mà còn là kết tinh của máu xương, mồ hôi và nước mắt của hàng triệu người đã hy sinh vì độc lập, tự do, được xây dựng trên nền tảng thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, mang sứ mệnh lịch sử – chính trị sâu sắc, là sự cụ thể hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân theo con đường xã hội chủ nghĩa. Habermas, với lập trường của một nhà lý thuyết dân chủ tự do phương Tây, không thể lý giải được vai trò và bản chất cầm quyền đã được lịch sử lựa chọn của Đảng Cộng sản Việt Nam – một chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập, thống nhất đất nước và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, một chính đảng không có lợi ích gì khác ngoài lợi ích của nhân dân. Điều nguy hại nhất khi áp dụng “lòng yêu nước lập hiến” của Habermas vào Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ phân rã đoàn kết dân tộc và gây bất ổn xã hội. Bởi nếu chỉ dựa vào các nguyên tắc hiến định “trừu tượng” mà bỏ qua chiều sâu lịch sử, văn hóa, sẽ không thể lý giải được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc định hình và phát huy lòng yêu nước, càng không thể lý giải được sự thống nhất, đồng lòng của toàn dân là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Nếu áp dụng những lý thuyết của Habermas, sẽ tạo ra những kẽ hở nguy hại khôn lường cho các thế lực thù địch tìm cách chia rẽ, phá hoại từ bên trong, làm suy yếu sợi dây gắn kết cộng đồng – yếu tố then chốt làm nên sức mạnh Việt Nam.

TRẦN MINH NHẬT “BÓP MÉO” SỰ THẬT

 

Gần đây, bài viết có tiêu đề “Báo chí cách mạng: Đi theo Đảng là đang đi theo đĩ” tác giả Trần Minh Nhật, đăng tải trên trang “Bureau CTM Media – Á Châu” đã gây phẫn nộ trong dư luận yêu nước. Không chỉ là một lời nhận định phiến diện, bài viết này đã trượt dài thành sự xúc phạm, bóp méo và phi lý khi đánh đồng những người làm báo với hình ảnh thấp hèn và vô đạo đức của “Y”.

Trước hết, cần khẳng định rõ rằng: phản biện xã hội là cần thiết và đáng trân trọng trong một xã hội dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, phản biện không thể là cái cớ để lăng mạ, hạ thấp nhân phẩm con người và càng không được dùng ngôn từ thiếu văn hóa để kích động thù hận, chia rẽ dân tộc. Bài viết nói trên không hề mang tính phản biện, mà là một sản phẩm của truyền thông bẩn, được tạo ra với mục đích duy nhất là tạo ra sự hỗn loạn trong nhận thức xã hội.

1. Ngày 21/6/1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Ái Quốc) cho ra đời tờ Thanh Niên, tờ báo đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện được chọn làm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; từ tờ “Thanh Niên” ấy, báo chí cách mạng đã gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, là công cụ để truyền bá tư tưởng tiến bộ, cổ vũ lòng yêu nước và thức tỉnh hàng triệu trái tim bị áp bức. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, báo chí Việt Nam là ngòi bút thép bên cạnh những khẩu súng, là ánh sáng trong đêm tối và là tiếng nói của nhân dân giữa những thời khắc sinh tử của đất nước, đến ngày nay, trong thời bình, báo chí vẫn đóng vai trò giám sát quyền lực, là nơi phản ánh những bất cập, tiêu cực, là tiếng nói của người dân, đặc biệt là những người yếu thế. Hàng trăm phóng viên điều tra, hàng nghìn bài viết phanh phui sai phạm, bảo vệ công lý – đó là bằng chứng sống động cho thấy: Báo chí cách mạng không phải là “đi theo” ai một cách mù quáng, mà là đi cùng nhân dân trên con đường xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. “Đi theo Đảng” là đi theo lý tưởng dân tộc, không phải là hành vi vô đạo đức. Một trong những ngụy biện mà Trần Minh Nhật đưa ra là: Gán ghép sự phục vụ lý tưởng chính trị với hành vi vô đạo đức – gọi đó là “đi theo đĩ”. Đây là một sự đánh tráo khái niệm nguy hiểm, đi ngược lại cả logic lẫn đạo đức xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo được lịch sử lựa chọn, nhân dân tin tưởng, đã dẫn dắt dân tộc từ kiếp nô lệ đến độc lập, từ chiến tranh đến hòa bình, từ đói nghèo đến phát triển. Báo chí cách mạng, với tư cách là một phần trong hệ thống chính trị, gắn bó với Đảng không phải vì quyền lực, mà vì lý tưởng giải phóng con người, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Nói “đi theo Đảng là đi theo đĩ” chẳng khác nào xúc phạm hàng triệu người Việt Nam yêu nước, đang cống hiến trong các cơ quan báo chí, lực lượng vũ trang, giáo dục, y tế – những người tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Không một nền dân chủ thực sự nào lại cho phép tự do ngôn luận trở thành tự do xúc phạm như vậy.

3. Báo chí Việt Nam hiện đại: Không thuần túy “tuyên truyền”, mà là diễn đàn phản biện và giám sát. Một trong những lập luận phản động khác của Trần Minh Nhật là cho rằng báo chí Việt Nam chỉ là công cụ tuyên truyền mù quáng cho Đảng. Đây là cái nhìn thiển cận và thiếu hiểu biết. Thực tế, báo chí Việt Nam hiện nay rất đa dạng về nội dung, hình thức và góc nhìn. Ngoài các tờ báo chính trị – xã hội lớn như Nhân Dân, Lao Động, Công An Nhân Dân, còn có hàng trăm tờ báo chuyên ngành, báo điện tử, tạp chí khoa học, báo điều tra, báo kinh tế, văn hóa, môi trường… Trong đó, nhiều tờ báo đã dũng cảm đi đầu trong việc phản biện chính sách, phát hiện sai phạm, bảo vệ quyền lợi người dân. Ví như, những loạt bài điều tra về gian lận thi cử, sai phạm trong đất đai, tham nhũng trong y tế, bạo lực học đường… không những không “tô hồng”, mà còn vạch trần những góc khuất của xã hội, thúc đẩy cải cách và tăng cường minh bạch.

VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA THÚC KHÁNG

 

Gần đây, trên nhiều diễn đàn phản động xuất hiện bài viết “Vì sao chưa có luật về đảng?” của Thúc Kháng. Nội dung xuyên suốt của bài viết là sự xuyên tạc: “Ở Việt Nam không có luật về đảng, và đây là “sự lựa chọn có chủ đích” phục vụ cho sự lãnh đạo “độc tôn” của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Qua đó, hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo và tính hợp pháp, hợp hiến của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây hoang mang, dao động trong dư luận, tạo mầm mống cho sự bất ổn chính trị – xã hội ở nước ta.

1. Việc Thúc Kháng đưa ra luận điệu sai trái trên không phải là một sự ngộ nhận hay thiếu hiểu biết đơn thuần, mà là sự cổ súy trực tiếp cho âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhằm vào các mục tiêu: 1) Phủ nhận tính chính danh và hợp pháp của Đảng: Bằng cách lập luận Đảng hoạt động không dựa trên luật pháp, Thúc Kháng và các đối tượng chống phá muốn tạo ra hình ảnh một Đảng “đứng trên pháp luật”, “ngoài vòng pháp luật”, từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo hợp hiến của Đảng; 2) Gây nhiễu loạn nhận thức, làm xói mòn niềm tin: Luận điệu này tác động trực tiếp tới nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, gây ra sự hoài nghi, mơ hồ về bản chất của hệ thống chính trị Việt Nam, làm suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; 3) Tạo cớ để các thế lực ngoại bang can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam: Trên trường quốc tế, luận điệu này được sử dụng như một “bằng chứng” để vu cáo Việt Nam “vi phạm dân chủ”, “độc tài”, “không có nhà nước pháp quyền”, từ đó tạo áp lực chính trị, ngoại giao và kinh tế, tìm cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

2. Trước mưu đồ nham hiểm, thâm độc của Thúc Kháng, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần nhận thức rõ: tại Việt Nam, địa vị pháp lý, vai trò và trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam không được quy định trong một đạo luật riêng lẻ mang tên “Luật về Đảng”; mà được trang trọng ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây không chỉ là một tuyên bố chính trị mà là một quy phạm pháp luật hiến định, có giá trị bắt buộc thi hành chung; xác lập một cách rõ ràng và chính danh địa vị pháp lý của Đảng là lực lượng duy nhất  lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong đó, Khoản 3, Điều 4 Hiến pháp ghi rõ: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Đây chính là “luật về Đảng”, khẳng định nguyên tắc Đảng không đứng trên hay đứng ngoài pháp luật. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của Đảng với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị còn được thể chế hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tạo thành một hệ thống đồng bộ, như: Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Phòng, chống tham nhũng… Đây là minh chứng rõ nhất cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng được thực thi thông qua Nhà nước và bằng pháp luật, tạo nên đặc trưng cốt lõi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng luôn chịu sự giám sát của Nhân dân thông qua cơ chế bầu cử dân chủ, phản biện xã hội. Cán bộ, đảng viên vi phạm đều bị xử lý theo Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. Các cơ quan như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước… đều có chức năng giám sát hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên. Nhìn rộng ra thế giới, nhiều quốc gia (kể cả các nước tư bản phát triển) cũng không có luật riêng về đảng cầm quyền, nhưng điều đó không có nghĩa là các đảng cầm quyền có thể hoạt động ngoài vòng pháp luật. Điều đó cho thấy, luận điệu “Ở Việt Nam không có luật về Đảng” của Thúc Kháng là hoàn toàn sai trái, ngụy biện, nguy hiểm, cần loại bỏ khỏi đời sống chính trị – xã hội nước ta.