Trên
trang báo Bauxite Việt Nam, ngày 4 tháng 12 năm 2017 có đăng bài viết “Không có
gì quí hơn độc lập tự do” của tác giả Thiện Tùng. Bài viết đã cho thấy một sự
nhận thức ấu trĩ, lệch lạc, thiếu khách quan, cố tình xuyên tạc sự thật, phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thành tựu phát triển kinh tế,
xã hội và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta.
1.
Thiện Tùng cho rằng: “Từ khi Đảng CSVN cầm quyền đến nay, qua nhiều lần thay
đổi tên gọi, tính ra đã 72 năm (1945- 2017), trải qua 30 năm kháng chiến chống
Pháp và Mỹ (1945- 1975), 42 năm xây dựng đất nước trong hòa bình, nhưng đất
nước và dân tộc Việt Nam vẫn chưa bao giờ độc lập, tự do thật sự”. Đây là nhận
định hết sức phản động, xuyên tạc sự thật lịch sử với động cơ kích động, gây
chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân với Đảng, làm mất niềm tin của nhân
dân với Đảng, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thiện
Tùng cần thấy rằng, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là một luận điểm mang
tầm chân lý, một chân lý bất hủ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời
đại sâu sắc và không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là một giá trị to lớn
trong học thuyết cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân lý “Không có gì quý
hơn độc lập tự do” là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng
của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do, vì sự tồn
tại và phát triển của dân tộc; đồng thời, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối
với nhân loại tiến bộ, đặc biệt đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Đây là chân lý được rút ra từ
chính lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn
năm từ khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chống lại thực dân đế quốc xâm lược. Sau
khi giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và sau hơn 30 năm đổi mới từ một
nước nghèo kém phát triển, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam đã trở
thành một quốc gia đang phát triển, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%
năm, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.215 USD, xây dựng nông thôn mới
đạt nhiều kết quả tốt. An sinh xã hội được cải thiện. Quốc phòng an ninh được
tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững, công tác đối ngoại và hội nhập
quốc tế được đẩy mạnh. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao, thương mại và
đầu tư với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vị thế và uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thế và lực của
nước ta ngày càng lớn mạnh. Sự thật Thiện Tùng âm mưu tuyên truyền xuyên tạc,
phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN
2.
Thiện Tùng cố tình bịa đặt cho rằng Việt Nam “Dựa Trung Quốc… chính trị và kinh
tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam độc lập chỉ trên danh nghĩa”. Đây
cũng vẫn là luận điệu phản động, xuyên tạc cũ rích mà Thiện Tùng cố tình nhai
lại nhằm mục đích chia rẽ, phá hoại mối quan hệ Việt – Trung. Thiện Tùng cần thấy
rằng: Hiện nay mối quan hệ Việt Nam
và Trung Quốc đã có những bước phát triển mới, được Đảng ta xác định là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện, tiếp tục quán triệt và thực hiện phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng
tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng
thể, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc khôi phục nhanh, phát triển mạnh. Năm 2008,
hai nước thiết lập quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Tiếp xúc cấp
cao được duy trì với nhiều hình thức, góp phần tăng cường tin cậy chính trị,
thúc đẩy hợp tác, tạo điều kiện để hai bên từng bước giải quyết tranh chấp, bất
đồng. Hai nước đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho
quan hệ hợp tác lâu dài. Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì
trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng; tổ chức
10 cuộc hội thảo về lý luận giữa hai Đảng. Hai bên thành lập cơ chế Ủy ban chỉ
đạo hợp tác song phương (2006) để điều phối tổng thể các mặt hợp tác trong quan
hệ hai nước. Về quan hệ kinh tế – thương mại và đầu tư. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ,
kim ngạch thương mại Việt – Trung tăng hơn 1.800 lần, từ 32 triệu USD (1991)
lên gần 60 tỷ USD (2014), năm 2016 và đầu năm 2017. Năm 2016, kim ngạch thương
mại song phương Việt Nam – Trung Quốc đạt gần 72 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm
2015. Tính đến tháng 3/2017, Trung Quốc có hơn 1.600 dự án với tổng số vốn trên
11 tỷ USD, đứng thứ 8/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hoá, thể thao và du lịch. Về giáo dục: Hiện có hơn 13.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại
các trường đại học của Trung Quốc và khoảng trên 4.000 học sinh Trung Quốc đang
du học tại Việt Nam. Về văn hóa, thể thao: hai bên đang tích cực triển khai “Kế
hoạch thực hiện Hiệp định văn hóa Việt – Trung giai đoạn 2013 – 2015”; “Thoả
thuận về hợp tác Thể dục thể thao”, Trung Quốc giúp Việt Nam trong việc huấn luyện
và đào tạo vận động viên tài năng. Về du lịch: nhiều năm qua, du khách
Trung Quốc luôn đứng đầu trong thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
(năm 2014 là 1,95 triệu lượt người) trong khi có khoảng một triệu lượt người
Việt Nam đi Trung Quốc du lịch. Sau khi bình thường hoá quan hệ, hai bên đã ký
Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ
(1993) và tiến hành đàm phán về 3 vấn đề: biên giới trên đất liền, phân định
Vịnh Bắc Bộ và vấn đề Biển Đông. Đến nay, tất cả các văn kiện đã ký kết giữa
Việt Nam với Trung Quốc đều được triển khai thực hiện khá thuận lợi.
Tóm
lại, những vấn đề mà Thiện Tùng nêu ra trong bài viết của mình đã bộc lộ bản
chất phản động, thiếu khách quan, không có cơ sở, cố tình bóp méo sự thật,
xuyên tạc lịch sử với mục đích chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà Nước ta. Do vậy, dù Y có cố kêu gào, rêu rao thì những người dân
Việt Nam cũng chẳng ai tin./.
Hãy cảnh giác và đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch
Trả lờiXóa