Xây
dựng và ban hành các luật tạo cơ sở pháp lý trong quản lý xã hội là một nội
dung trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề mà các thế lực thù
địch chống phá, công kích, xuyên tạc.
Với tựa đề: “Lấy
an ninh để khóa miệng dân” trên Báo tiếng dân,
Phạm Trần đưa ra những luận điệu xuyên tạc việc ban hành một số quy định trong
Dự thảo Luật An ninh mạng ở nước ta.
Thứ nhất, Phạm Trần xuyên tạc:
lý do ban hành Luật An ninh mạng .
Đối với mọi quốc gia,
việc xây dựng và hoàn thiện các luật, bộ luật là điều đương nhiên để quản lý
mọi mặt đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet thì
tình hình an ninh trên không gian mạng trên thế giới diễn biến rất phức tạp,
nhất là các hoạt động tấn công, gián điệp, khủng bố trên mạng. Hiện nay, trên
thế giới cứ 1 giây thì có 176 sự cố liên quan đến an toàn an ninh thông tin, có
3 cuộc tấn công mạng có chủ đích, có 4 mã độc được tán phát ra,…
Việt Nam là một trong
những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet cao trên thế giới, với
58 triệu người dùng internet. Điều đó cho thấy cùng với thế giới, Việt Nam đang
tăng tốc phát triển nền kinh tế số, khai thác các ưu thế và đặc thù của không
gian mạng để phát triển. Internet đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc
sống” và có ảnh hưởng tới phần lớn xã hội. Tuy nhiên, theo chỉ số an ninh mạng
(CSI) năm 2017 được công bố bởi Liên hiệp viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam
đứng ở vị trí thứ 101, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực như Indonesia
(vị trí thứ 70), Lào (vị trí thứ 77), Campuchia (vị trí thứ 92) hay Myanmar (vị
trí thứ 100).
Hiện nay, Việt Nam là
nước nằm trong nhóm quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất. Từ 2010 đến nay, Việt
Nam đã có 18.052 trang web tên miền “.vn” bị tấn công, tin tặc đã chỉnh sửa,
thêm nội dung vào các trang web này. Đặc biệt là đã có 1.083 trang có tên miền
“.gov.vn” của cơ quan nhà nước Việt Nam bị tin tặc tấn công (chiếm 44,04% tổng
số tên miền “.gov.vn” của cả nước). Thêm vào đó, các thế lực thù địch, tội phạm
triệt để lợi dụng internet, đặc biệt là mạng xã hội, để tiến hành hoạt động xâm
phạm an ninh trật tự, gây bất ổn trong xã hội. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam
chưa có luật về an ninh mạng; các quy định pháp luật hiện hành về an toàn thông
tin mạng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên không gian
mạng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác an ninh mạng. Do vậy,
việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng là rất cần thiết, phù hợp với xu
hướng thế giới, qua đó góp phần quan trọng giải quyết các khó khăn, vướng mắc
trong triển khai đảm bảo an ninh mạng. Như vậy, luận điệu của Phạm Trần cho
rằng: Lý do xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng là chỉ cốt bảo vệ Đảng bằng
mọi giá là hoàn toàn sai trái, với dụng ý xấu.
Thứ hai, Phạm Trần xuyên tạc
mục đích của Luật An ninh mạng.
Một trong những nguy
cơ đe dọa an ninh mạng hiện nay là thông qua không gian mạng, các thế lực chống
phá thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại tư tưởng, chuyển hóa chế độ
chính trị nước ta. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, âm mưu này được triển khai dưới
nhiều phương thức khác nhau. Không gian mạng trở thành môi trường lý tưởng cho
âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại tư tưởng, chuyển hóa chế độ chính trị
nước ta, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kích động biểu tình, gây rối
an ninh.
Một nguy cơ khác là
khả năng chúng ta phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng trên quy mô lớn,
trình độ cao, điển hình là cuộc tấn công vào trang web của Vietnam Airlines
ngày 26 tháng 7 năm 2016 là một ví dụ. Trong cuộc tấn công này, tin tặc
đã chèn các thông tin xuyên tạc về vấn đề Biển Đông cũng như chủ quyền biển đảo
của Việt Nam, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho Việt Nam. Hoạt động tấn
công mạng có thể diễn ra tự phát, đơn lẻ hoặc theo các chiến dịch có kế hoạch,
có đầu tư về nguồn lực để kiểm soát, khống chế và thu thập thông tin, tổ chức
các đợt tấn công phá hoại nhằm khủng bố, đe dọa và tán phát các thông điệp khi
cần thiết; tấn công mạng phá hủy cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin trọng yếu
quốc gia; triển khai đồng loạt các kịch bản tấn công mạng với quy mô và cường
độ cao nhằm phá hủy một phần hoặc toàn bộ hệ thống thông tin quan trọng quốc
gia. Cùng với đó, nguy cơ mất kiểm soát về an ninh, an toàn thông tin mạng cũng
là vấn đề đáng chú ý.
Do vậy, xây dựng, ban
hành Luật An ninh mạng là cần thiết, nhằm mục đích hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn
định về an ninh mạng; phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh
mạng; bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi
trường không gian mạng lành mạnh; triển khai công tác an ninh mạng trên phạm vi
toàn quốc; bảo đảm hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an ninh
mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên
cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng; mở rộng hợp tác
quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng,
cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia ký kết. Do đó, khi nói mục đích xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng
là “bịt miệng dân” mà Phạm Trần đã đưa ra là hoàn toàn sai trái
Như vậy, Phạm Trần đã
cố tình xuyên tạc lý do cũng như mục đích xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng.
Những luận điệu này thể hiện sự chống phá Đảng, Nhà nước cũng như công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta của Y. Chúng ta cần phải lên án, kiên
quyết đấu tranh, bác bỏ./.
Hãy cảnh giác và đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa