QĐND - Cùng với sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của
đất nước, thế hệ trẻ Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về nhiều mặt.
Tuy nhiên, trước sự biến động phức tạp của thời cuộc cũng như ảnh hưởng mặt
trái của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, một bộ phận giới trẻ đang dần xa
rời những giá trị truyền thống của dân tộc, dễ bị “mất gốc” và từ đó sa đà, lún
sâu vào những suy nghĩ, hành vi sai trái, lệch lạc.
Những
"căn bệnh" mới phát sinh
So
với thế hệ cha anh trước đây, thế hệ trẻ ngày nay đã tự tin, năng động hơn,
tiếp thu những cái mới nhạy bén hơn; chủ động lựa chọn, tìm kiếm nghề nghiệp để
có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, góp phần làm giàu cho bản thân, gia
đình và quê hương, đất nước. Nhận thức về lý tưởng, giá trị xã hội cũng cởi mở,
thiết thực, phù hợp hơn với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Đó là
động lực tích cực giúp thế hệ trẻ tự tin tiến về phía trước, biến những ước mơ,
hoài bão, khát vọng của mình thành những hành động, việc làm cụ thể để thể hiện
rõ vai trò là lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Tuy
nhiên, do những biến động phức tạp của thời cuộc và ảnh hưởng mặt trái của thời
đại công nghệ số, một bộ phận giới trẻ Việt Nam đang dần xa rời những giá trị
truyền thống của dân tộc, không làm chủ được bản thân trước sự lôi cuốn, huyễn
hoặc của lối sống sùng ngoại, lai căng. Trong 27 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” được nêu ra tại Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng, có một
số biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” liên quan đến giới trẻ khá rõ nét,
như: Phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực
dụng; Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước...
Sự
phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội của một bộ phận người trẻ không chỉ dừng lại ở biểu
hiện thờ ơ với chính trị, không quan tâm đến những sự kiện, hoạt động của Đảng
và Nhà nước, mà còn thể hiện ở thái độ lạnh nhạt với phong trào của Đoàn Thanh
niên và không thiết tha tham gia các hoạt động liên quan đến giáo dục lịch sử,
truyền thống dân tộc, không mặn mà với các chương trình, nội dung giáo dục
chính trị. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê (Viện Kiểm sát Nhân dân Tối
cao), trong vòng 5 năm (từ năm 2009 đến tháng 6-2014) đã phát hiện mới 35.654
đối tượng vị thành niên vi phạm pháp luật, chiếm hơn 16% so với tổng số bị can
phạm tội hình sự. Qua khảo sát cho thấy, có 70% vị thành niên phạm tội cho biết
không bao giờ tham gia các hoạt động Đoàn.
Ngoài
xa rời lý tưởng, một bộ phận giới trẻ còn có lối sống thực dụng, ích kỷ, biểu
hiện rõ nét nhất là họ để “cái tôi” bản thân quá lớn, bao trùm lên “cái ta”
cộng đồng; sống nhanh, sống gấp, sống chỉ vì mình mà không vì mọi người. Theo
thông tin gần đây từ một báo cáo khoa học đề tài cấp Nhà nước, qua khảo sát về
lối sống của thanh, thiếu niên có tới hơn 20% ý kiến được hỏi cho rằng người
trẻ chưa thể hiện được lối sống lành mạnh; hơn 48% vị thành niên thừa nhận lối
sống của họ kém hơn thế hệ cha anh.
Đáng
chú ý là những năm gần đây, sự bùng nổ của mạng xã hội đã lôi cuốn một bộ phận
thanh, thiếu niên rơi vào tình trạng “nghiện phây” (facebook).
Tháng 10-2016, theo công bố của PGS, TS Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý
xã hội Việt Nam, qua khảo sát 424 trẻ vị thành niên là học sinh ở độ tuổi 15-18
tại TP Hồ Chí Minh, trong số 414 học sinh đang sử dụng facebook (chiếm 97,6%), có 56,3% em có xu hướng
nghiện mạng xã hội này. Thực tế cho thấy, hội chứng “nghiện phây” đã biến một
số người trẻ vốn có đầu óc minh mẫn thành những kẻ “sống ảo” mụ mị, ngày đêm
“ăn phây, ngủ phây”, đi đâu cũng “phây” và “seo-phi” (selfie) rồi "câu
like”, thách thức nhau lên mạng làm những trò quái đản, kỳ quặc như châm lửa
đốt trường, nhảy xuống sông... tự vẫn! Phong trào tự phát “nói là làm” từng lây
lan trên mạng xã hội thời gian qua như là hậu quả tất yếu của suy nghĩ ngông
cuồng, thái độ buông xuôi, bất chấp hậu quả của một bộ phận giới trẻ do sống xa
rời thực tế, thiếu tu dưỡng rèn luyện và tự mình... hại mình!
Trong
khi phần đông giới trẻ vẫn đặt niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, nỗ
lực góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công những mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội, thì vẫn có một số người trẻ có tiếng nói sai trái, lệch lạc,
phủ nhận con đường phát triển của đất nước. Lợi dụng internet, mạng xã hội,
blog, một số trí thức trẻ đã có những bài viết, bình luận, thông tin theo kiểu
chỉ nhìn cây mà không thấy rừng, chỉ thấy hiện tượng rồi nhận định, đánh giá
thành bản chất, mà thực chất là thổi phồng khuyết điểm, khoét sâu những mặt
trái, tiêu cực xã hội, gây bất lợi cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta.
Chung tay xây dựng môi trường sống lành mạnh cho tuổi trẻ
Tuổi
trẻ là sinh khí của dân tộc, là tương lai của đất nước, là sức mạnh quan trọng
của quốc gia. Có một thế hệ trẻ hùng hậu với chí hướng, hoài bão lớn, khát vọng
cao cả và giàu tinh thần cống hiến, hy sinh, đó là hồng phúc của dân tộc. Vì
vậy, bên cạnh việc quan tâm chăm lo thế hệ trẻ không ngừng lớn mạnh, tiến bộ về
mọi mặt, cần phải có những giải pháp phù hợp để giới trẻ không bị lún sâu vào
những suy nghĩ, hành vi sai trái, lệch lạc.
Có
một câu danh ngôn, đại ý: Người ta chỉ có thể phát triển khỏe mạnh, lành lặn
khi được hít thở và sống trong bầu khí quyển trong trẻo. Suy rộng ra, có thể
nói rằng, muốn trở thành công dân tốt, người ta phải được sống trong những môi
trường lành mạnh. Môi trường ở đây được hiểu rộng ra là môi trường gia đình,
nhà trường, tập thể, cộng đồng, xã hội. Hay nói cách khác, muốn thế hệ trẻ được
phát triển lành mạnh cả về thể chất và tâm hồn thì chúng ta phải quan tâm xây
dựng những môi trường liên quan thiết thân đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập,
lao động, công tác của tuổi trẻ.
Gia
đình là tế bào của xã hội. Chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh
phúc chính là nền tảng để nuôi dưỡng, giáo dục thanh, thiếu niên thành những
công dân tốt. Nhưng môi trường gia đình tốt thôi chưa đủ, mà chúng ta cần chú
trọng quan tâm xây dựng nhà trường là nơi ươm mầm tài năng, bồi đắp nhân cách
cho thanh, thiếu niên; xây dựng tập thể nơi người trẻ lao động, công tác thực
sự trở thành nơi nâng đỡ, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, năng lực cho họ; xây
dựng cộng đồng nơi người trẻ sinh sống có không khí an cư thân thiện, văn minh;
xây dựng xã hội có môi trường văn hóa tốt đẹp, phong phú để tuổi trẻ có thể
“tắm mình” trong đó.
Để
tạo dựng được những môi trường như vậy, đòi hỏi phải có sự quan tâm thường
xuyên của cha mẹ, thầy, cô giáo, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương; các
cấp, các ngành và toàn xã hội. Cần nhận thức sâu sắc rằng, ở đâu có hoạt động
của thanh, thiếu niên, ở đâu có mặt người trẻ thì ở đó phải có trách nhiệm nâng
đỡ, dìu dắt, chỉ bảo ân cần, sát sao của những người đi trước. Người trẻ sẽ đi
đúng hướng, sẽ có niềm tin lành mạnh, lý tưởng đúng đắn khi cấp ủy, chính quyền,
tổ chức đoàn, cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu các cấp luôn coi trọng, tạo
điều kiện cho thanh, thiếu niên có môi trường sinh hoạt, học tập, lao động,
công tác thật sự thuận lợi, phù hợp với lứa tuổi, sở thích, tâm lý của các em.
Người trẻ sẽ bớt đi tính cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, thực dụng khi các bậc sinh
thành, giáo dưỡng và những người có trọng trách “cầm cân nảy mực” trong xã hội
luôn có lối sống chuẩn mực, gương mẫu về đạo đức, nhân cách, hết lòng hết sức
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người trẻ cũng sẽ giảm dần lối "sống
ảo”, "nghiện phây” khi gia đình, bố mẹ, thầy cô, cán bộ đoàn chủ động gần
gũi sẻ chia, động viên, giúp đỡ, định hướng cho các em tự giác, nhiệt tình tham
gia vào những hoạt động, sinh hoạt, vui chơi, giải trí bổ ích. Người trẻ cũng
sẽ bớt đi những suy nghĩ chưa đúng về đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa khi
những người có trách nhiệm sẵn sàng đối thoại, lắng nghe tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng thực tế của họ; đồng thời khéo léo tìm cách tháo gỡ những vướng mắc
trong tư tưởng, thái độ của họ để cùng tìm ra tiếng nói chung, tạo sự đồng
thuận nhằm hướng tới những mục tiêu cao cả của đất nước, xã hội.
Thanh,
thiếu niên là những người đang ở độ tuổi hoàn thiện về thể chất, tâm lý và nhân
cách. Do vậy, để phòng, chống những nguy cơ, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong lực lượng này, bên cạnh những giải pháp chính trị, hành chính
thì cần coi trọng giáo dục, tuyên truyền, vận động và nhất là có cách ứng xử,
đối xử sao cho khéo léo, phù hợp với từng đối tượng thanh niên có biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Dưới góc độ văn hóa, đây là cách làm hiệu quả vì
nó biết chạm đến trái tim của tuổi trẻ một cách tinh tế, sâu sắc mà vẫn đạt
được mục đích, mong muốn của nhà quản lý.
Nguồn:
WWW.qdnd.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét