Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

GIÁ TRỊ THĂNG DƯ LÀ GÌ. PHẦN LÃI CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT HÀNG HÓA NHỎ TRONG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN CÓ GỌI LÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ ĐƯỢC KHÔNG? TẠI SAO NÓI GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ MỘT QUAN HỆ XÃ HỘI?

 Từ công thức vận động chung của tư bản, C. Mác gọi số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra ban đầu là giá trị thặng dư. Nhưng lưu thông trong mọi trường hợp chỉ là điều kiện không thể thiếu để tư bản thu được giá trị thặng dư, chứ bản thân lưu thông không thể tạo ra giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nguồn gốc của nó là lao động không được trả công của người công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt. Để có được định nghĩa đầy đủ chính xác về giá trị thặng dư ta đi vào nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất hàng hóa. Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra giá trị sử dụng và giá trị thặng dư. Lao động của công nhân trong xí nghiệp tư bản là lao động làm thuê. Quá trình lao động của họ chịu sự kiểm soát của nhà tư bản, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản, quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân là quan hệ giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột, giá trị thặng dư do công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Ngày lao động của người công nhân trong xí nghiệp tư bản bao giờ củng được, chia thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Thời gian lao động tất yếu tạo ra một lượng giá trị ngang bằng giá trị sức lao động của người công nhân, là thời gian người công nhân lao động cho mình. Thời gian lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư, là thời gian công nhân lao động cho nhà tư bản. Như vậy, giá tri thặng dư là phần giá tri dôi ra ngoài giá trị sức lao động do lao động không công của người công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Theo đó, giá trị thặng dư không đơn thuần chỉ là số tiền dôi ra ngoài số tiền ứng ban đầu, mà là một quan hệ xã hội phản ánh quan hệ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê. Cúng từ sự phân chia này mà phần lãi của những người sản xuất hàng hóa nhỏ trong chế độ phong kiến không thể gọi là giá trị thặng dư. Tiền vốn ban đầu ứng ra kinh doanh của họ không phải là tư bản, phần tiền dôi ra không phải là kết quả của bóc lột không công của người khác, không phản ảnh quan hệ bóc lột, do đó không thể nói rằng phần lãi đó củng gọi là giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư chi là một phạm trù lịch sử, gắn liền với chủ nghĩa tư bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét