Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ SẢN XUẤT LÀ KẾT QUẢ CỦA LOẠI CẠNH TRANH NÀO?

 Trong xã hội tư bản, do có nhiều nhà tư bản cùng sản xuất một loại hàng hóa nhưng điều kiện sản xuất khác nhau, trình độ kỹ thuật khác nhau dẫn tới năng suất lao động cá biệt khác nhau. Do đó, chi phí sản xuất cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường, các hàng hóa không thể trao đổi theo chi phí sản xuất cá biệt mà phải trao đổi theo giá trị thị trường. Theo C. Mác giá trị thị trường được: quyết định bởi điều kiện sản xuất trung bình của xã hội (trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình).

Vì chạy theo lợi nhuận siêu ngạch, các nhà tư bản kinh doanh cùng một ngành cạnh tranh quyết liệt với nhau để tìm cách hạ thấp chi phí cá biệt xuống thấp hơn chi phí của xã hội. trên c,ơ sở đó mà thu lợi nhuận siêu ngạch. Muốn vậy họ phải hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng nâng suất lao động cá biệt. Việc này lúc đầu diễn ra ở một hoặc một số nhà tư bản, về sau do cạnh tranh, do mối liên hệ dây chuyền mà được diễn ra trên toàn xã hội. Kết quả là giá trị thị trường củ bị phá vỡ, hình thành giá trị thị trường mới. Tóm lại, giá trị thị trường được hình thành là do cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Trong xã hội tư bản, ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành, còn có cạnh tranh giữa các ngành. Biện pháp cạnh tranh là dịch chuyển tư bản đầu tư từ ngành

tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Quá trình đó làm thay đổi quy mô sản xuất ở các ngành khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường. Kết quả cạnh tranh giữa các ngành là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Khi lợi nhuận bình quân hình thành thì giá cả hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất. Lúc này trên thị trường, giá cả hàng hóa không xoay quanh giá trị nửa mà lên xuống xoay quanh giá cả sản xuất. Vậy là, giá cả sản xuất được hình thành do sự cạnh tranh giữa các ngành khác nhau đem lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét