Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

MƯU ĐỒ XUYÊN TẠC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUỐC HỘI CỦA ĐỖ NGÀ

 

Trong những ngày này, đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đang quan tâm theo dõi công tác chuẩn bị, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 với niềm tin tưởng sâu sắc sự thành công của cuộc bầu cử cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Thế nhưng vẫn có kẻ lợi dụng sự kiện chính trị quan trọng này, để cao giọng phán xét, mượn danh tiếng nói dân chủ để phá hoại bầu cử. Điển hình như bài viết Để có dàn đồng ca ở Quốc hội, Đảng làm như thế nào? của Đỗ Ngà được tán phát rộng rãi trên nhiều diễn đàn phản động những ngày gần đây. Bài viết đã xuyên tạc một cách trắng trợn, thô thiển vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội ở Việt Nam, gây hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác chuẩn bị, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.

Theo Đỗ Ngà: Đảng sắp xếp, quốc hội gật, chính phủ thi hành. Đó là nguyên tắc làm việc của ĐCS. Và…. đảng nuốn thiết kế tỷ lệ gật bao nhiêu cũng được, muốn 100% thì có 100%, muốn có 99% cho có vẻ dân chủ thì có 99% … Những lời lẽ hàm hồ, thiếu căn cứ của kẻ thiếu hiểu biết, mang sẵn mưu đồ phá hoại đất nước như Đỗ Ngà, rõ ràng đã tác động xấu đến dư luận xã hội, gây nên những nhận thức sai lầm về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội. Đặc biệt, trong thời điểm trước thềm bầu cử, những luận điệu đó là sự “tiếp tay” cho hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; tạo thêm cớ để phá hoại bầu cử, gây mất ổn định an ninh, chính trị và cuộc sống yên bình của nhân dân.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp năm 2013. Theo đó, việc Đảng lãnh đạo Nhà nước trong đó có Quốc hội – một cơ quan của Nhà nước – đã được khẳng định trong Hiến pháp. Không thể có việc Quốc hội độc lập hoặc thậm chí đối lập với Đảng. Đảng lãnh đạo Quốc hội là để thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, từ đó đưa vào thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt, trong công tác bầu cử ĐBQH, rất cần sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, về mọi mặt của Đảng; nhằm bảo đảm thành công của cuộc bầu cử. Qua các lần bầu cử Quốc hội, có thể dễ dàng nhận ra ngoài đại biểu của các giai cấp công nhân và nông dân; nhiều nhân sĩ trí thức, nhiều nhà hoạt động tôn giáo, nhiều người thuộc tầng lớp khác nhau đã được bầu vào Quốc hội. Điều đó cho thấy Quốc hội nước ta không chỉ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của riêng giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, mà còn của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội, thể hiện sâu sắc bản chất nhân dân của Nhà nước ta. Thực tiễn này đã phủ nhận những luận điệu xảo trá của Đỗ Ngà về cái gọi là “chia phe”, chia vùng, miền trong bầu cử Quốc hội để Đảng dễ dàng “chăn dắt”!

Nhìn sang nước Mỹ – “thiên đường dân chủ” như sự ca tụng của Đỗ Ngà và “anh em dân chủ”, các đảng phái chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình bầu cử quốc hội và hoạt động của Quốc hội. Từ giữa thế kỷ XIX, khi hệ thống hai đảng trở nên vững chắc, Quốc hội Mỹ đã được tổ chức trên cơ sở đảng phái chính trị. Các nhà lãnh đạo của mỗi đảng ở Quốc hội luôn tìm cách tạo điều kiện cho chương trình lập pháp của đảng mình được thông qua dễ dàng và tìm cách làm tôn hình ảnh của đảng trên toàn quốc cũng như tăng cường các cơ may trong bầu cử. Ngày nay, các nhà lãnh đạo của các đảng phái ở Quốc hội vẫn “tượng trưng cho một yêu cầu bức thiết” của xã hội Mỹ, bởi “Quốc hội không thể tự vận hành được”. Sự thật này – một lần nữa góp phần “mở mang tầm mắt” và xóa bớt những u mê trong đầu óc thiển cận của Đỗ Ngà!

Những chiêu trò muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội của Đỗ Ngà không thể lừa gạt được những người có nhận thức, có lương tri, mà chỉ cho thấy bộ mặt phản động, điên cuồng chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân của Đỗ Ngà./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét