Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

TÍNH CHẤT TINH VI CỦA SỰ BÓC LỘT KIỂU TƯ BẢN CHỦ NGHĨA ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở CHỖ NÀO?

 Chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư. Việc sản xuất ra giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản được che đậy dưới hình thức hết sức tinh vi, khó thấy so với việc bóc lột của chủ nô và địa chủ với nô lệ và nông dân trong các xã hội trước. Tính chất tinh vi của bóc lột kiểu tư bản chủ nghĩa được thể hiện trên những nội dung sau đây:

-     Trên thị trường việc mua bán hàng hóa sức lao động diễn ra một cách hoàn toàn tự nguyện. Công nhân "tự nguyện" bán sức lao động của mình, nhà tư bản mua hàng hóa đó nhằm thu giá trị thặng dư trong quá trình tiêu dùng nó. Việc mua và bán hàng hóa sức lao động trên thị trường diễn ra theo đúng quy luật giá trị theo nguyên tâc ngang giá. Điều này dễ gây ấn tượng về sự bình đẳng hoàn toàn giữa nhà tư bản có tiền với công nhân là người có sức lao động. Dựa vào đó giai cấp tư sản và những kẻ bảo vệ nó cho rằng không thể có mâu thuẫn giữa nhà tư bản và công nhân cũng như không có chuyện tư bản bóc lột công nhân vì việc mua bán sức lao động được thanh toán sòng phẳng, thậm chí giai cấp công nhân cồn phải hàm ơn giai cấp tư sản vì giai cấp tư sản đã ứng tiền ra để nuôi sống công nhân, tạo ra cồng ăn việc làm cho giai cấp công nhân.

-              Nếu như trong chế độ nô lệ và phong kiến, nô lệ và nông dân phụ thuộc thân thể vào chủ nô và chúa đất nên bản chất bóc lột trong các xã hội đó là bóc lột toàn bộ sản phẩm thặng dư, thậm chí cả một phần sản phẩm tất yếu do nô lệ và nông dân làm ra, với biện pháp phi kmh tế \à chủ yếu như dùng roi vọt, dành

đập, bỏ đói... để bát nô lệ và nông dân lao động. Biện pháp này rất dễ nhìn thấy. Dưới chủ nghĩa bản, giai cấp công nhân đã được giải phóng về thân thể, nhưng họ lại lệ thuộc về kinh tế vào giai cấp tư sản, vì họ không có tư liệu sản xuất chỉ còn cách bán sức lao động cho nhà tư bản để sông nên bản chất bóc lột kiểu tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư.

Mặt khác, để thu được nhiều giá trị thặng dư siêu ngạch, nhà tư bản tìm cách cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, đưa máy móc hiện đại vào sản xuất. Điều này dễ làm cho người ta lầm tưởng rằng nhà tư bản đưa máy móc mới vào là để giảm nhẹ cường độ lao động cho công nhân. Nhưng thực tế đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Ngoài ra giai cấp tư sản còn sử dụng nhiều biện pháp tâm ]ý để khai thác tối đa năng lực sản xuất của công nhân như thăm hỏi lúc ốm đau, tổ chức sinh nhật, tổ chức xí nghiệp công nhân tự quản, bán chịu hàng tiêu dùng cho công nhân, cổ phần hóa một phần xí nghiệp cho công nhân... Nếu chỉ nhìn bề .ngoài dễ lầm tưởng là tư bản quan tâm tới cuộc sống của công nhân. Thật ra tất cả những biện pháp trên chi là thu đoạn để giai cấp tư sản cột chặt sụ' lệ thuộc của công nhân vào họ với mục đĩch là đê bòn rút được nhiều giá trị thặng dư.

-     Giá trị thặng dư do công nhân tạo ra la một bộ phận cấu thành giá trị của hàng hóa. Nêu như trong lưu thông, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ra dưới hình thức giá cả thì giá trị thặng dư được biểu hiện dưới hình thức lợi nhuận. Lợì nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu dược sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất. Điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng toàn bộ tư  bản sinh ra lợi nhuận. Khái niệm này đã xóa nhòa ranh giới giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Giai cấp tư sản và những người bảo vệ cho nó rêu rao rằng lợi nhuận mà nhà tư bản thu được là do "lao tâm khổ tứ", do tài nghệ kinh doanh, do tiết dục của nhà tư bản đem lại. Khi xét về vấn đề này, C. Mác chỉ ra rằng: "Lợi nhuận và giá trị thặng dư củng là một: lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thức thần bí hóa của giá trị thặng dư, hình thức mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tất nhiên phải đẻ ra".

-    Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên một cách chính xác trình độ bóc lột của tư bản với công nhân làm thuê, còn tỷ suất lợi nhuận nói lên mức sinh lợi của tư bản đầu tư. Do cơ sở so sánh khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận luôn luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư. Điều này lại che giấu đi trình độ bốc lột của tư bản đối với công nhân.

Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, vì luôn diễn ra quá trình các nhà tư bản dịch chuyển tư bản đầu tư từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp tới nơi có tỷ suất lợi nhuận cao, làm cho tỷ suất lợi nhuận cá biệt bị cào bảng, hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, trên cơ sở đó, tư bản thu được lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều này làm cho người ta lầm tưởng dưới chủ nghĩa tư bản "tiền đẻ ra tiền". Thực ra, lợi nhuận bình quân chỉ là sự phân chia giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản trong điều kiện cạnh tranh tự do. Phạm trù lợi nhuận bình quân cho biết: toàn thể giai cấp tư sản bóc lột toàn thể giai cấp vô sản. Thậm chí một người công nhân củng bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Sự hình thành các bản chức năng tách ra khỏi bản công nghiệp như tư bản cho vay, tư bản thương nghiệp lại càng thần bí hóa hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Ngày nay do sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, giai cấp tư sản phải điều chỉnh thích nghi cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong đó giai cấp tư sản có bán một phần cổ phiếu xí nghiệp cho công nhân. Điều này dễ làm cho công nhân ngộ nhận xí nghiệp đó là của mình, phải làm việc hết mình vì xí nghiệp. Thực tế, đây chỉ là một hình thức của chế độ tham dự. Số cổ phiếu mà công nhân có được không đủ để họ trở thành ông chủ; tiền lãi cổ phiếu không đủ để nuôi sống họ. Họ sống chủ yếu vẫn là dựa vào tiền bán sức lao động cho nhà tư bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét