Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

TẠI SAO CÓ THỂ NÓI TRONG NÊN SẢN XUẤT HÀNG HÓA GIẢN ĐƠN NGƯỜI SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHẢI TUÂN THEO MỆNH LỆNH CỦA GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG?

 Trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, nhìn bề ngoài, người sản xuất hàng hóa hoạt động một cách tự do không bị một sức mạnh nào ràng buộc. Thật ra mọi hoạt động của họ trong sản xuất củng như lưu thông đều bị quy luật giá trị chi phối. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. 

Mức hao phí đó được hình thành tự phát trên thị trường, biểu hiện ra là giá cả thị trường. Chò nên giá cả thị trường là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị và là mệnh lệnh đối với người sản xuất hàng hóa. Người sản xuất hàng hóa phải căn cứ vào tín hiệu của giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất thế nào, sản xuất cho ai? Thông qua sự lên xuống của giá cả thị trường loại hàng hóa mà mình sản xuất, kinh doanh, người sản xuất kinh doanh biết được loại hàng hóa đó có lãi hay không để từ đó quyết định cụ thể trong sản xuất kinh doanh. Trên thị trường thường diễn ra ba trường hợp: Nếu giá cả bằng giá trị tức cung bằng cầu, khối lượng hàng hóa sản xuất ra vừa khớp với nhu cầu xã hội, quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường. Trường hợp này rất hiếm. Nếu giá cả cao hơn giá trị, do cung thấp hơn cầu, loại hàng hóa nào đó sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu xã hội, bán chạy, giá cao, lái nhiều. Do đó, những người sản xuất thứ hàng đó gấp rút mở rộng quy mô sản xuất và những người đang sản xuất thứ hàng khác thấy thế củng đổ xô vào. Tình hình đó đã làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động chuyển sang ngành này nhiều hơn. Nếu giá cả thấp hơn giá trị, do cung lớn hơn cầu, loại hàng hóa nào đó sản xuất vượt quá nhu cầu xã hội, bán không chạy, bị lỗ. Tình hình đó làm cho những người sản xuất thứ hàng đó phải thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển vốn sang kinh doanh ngành khác có lợi hơn, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm bớt.

Hơn nữa, nhờ tín hiệu giá cả thị trường mà người sản xuất hàng hóa biết được giá trị cá biệt hàng hóa mà mình sản xuất ra có phù hợp với giá trị xã hội của hàng hóa đó không? để từ đó có biện pháp hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa khi mình sản xuất bằng cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất...

Như vậy là, theo mệnh lệnh của giá cả thị trường mà qui mô sản xuất ngành này bị thu hẹp, ngành kia mở rộng, tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này chuyển dịch sang ngành khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét