Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

TẠI SAO LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA LẠI ĐƯỢC TÍNH BĂNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG XÃ HỘI CẦN THIẾT. NHỮNG NHÂN TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA?

 Giá trị của hàng hóa có mặt chất và mặt lượng. Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa để kết tinh trong hàng hóa. Lượng của giá trị là số lượng lao động trừu tượng chứa đựng trong hàng hóa. Số lượng lao động hao phí được đo bằng thời gian lao động để sản xuất ra hàng hóa, tinh bằng: ngày, giờ, phút, giây...

Lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội căn thiết để sản xuất ra hàng hóa chứ không phải tinh bằng thời gian lao động cá biệt. Bởi vì, cùng một loại hàng hóa có nhiều người sản xuất. Do sự khác nhau về kỹ thuật, tay nghề, công cụ nên thời gian lao động hao phí để sản xuất ra các hàng hóa cùng loại đó khác nhau. Có người hao phí nhiều, có người hao pill it, nên không thể lấy mức hao phí cá biệt làm cơ sở để trao đổi.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện sàn xuất bình thường, trình độ kỹ thuật và cường độ lao động trung bình. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất ra đại đa số loại hàng hóa đó trên thị trường.

Trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, thì thời gian lao động xã hội cần thiết hình thành ưiột cách tự phát trên thị trường.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, nên giá trị của hàng hóa cũng không phải là đại lượng cố định, nó phụ thuộc vào các nhân tố sau:

Một là, năng suất lao động (sức sản xuất của lao động): Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian để chế tạo một sản phẩm. Giá trị hàng hóa thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động phụ thuộc vào: trình độ kỹ thuật của người lao động, phương pháp tổ chức lao động, các điều kiện tự nhiên... Tăng năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian hay giảm thời gian chế tạo ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị trên một đơn vị sản phẩm giảm, nhưng tổng số lượng giá trị trong một đơn vị thời gian không đổi.

Hai là, cường độ lao động: Cường độ lao động là độ căng thẳng, khần trương của lao động trong một đơn vị thời gian sản xuất hàng hóa. Tăng cường độ lao động tức là tăng mức độ khẩn trương của lao động, do đó sức lực hao phí sẽ nhiều hơn trong một đơn vị thời gian. Tăng cường độ lao động đồng nghĩa với kéo dài thời gian lao động, làm cho số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, do đó tổng số giá trị tăng nhưng lượng giá trị trên một dơn vị sản phẩm không thay đổi.

Ba là, tính chất của lao dộng: Lao động giản đơn hay lao động phức tạp.

Lao động giản đơn là lao động mà bất cứ người nào có khả năng lao động bình thường đều làm được, không cần phải huấn luyện, đào tạo. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải tốn công đào tạo, học tập, rèn luyện chuyên môn. Trong một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra khối lượng giá trị hàng hóa nhiều hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp được quy thành lao động giản đơn. Việc quy lao động phức tạp thành bội số của lao động giản đơn diễn ra một cách tự phát thông qua hoạt động của người sản xuất và trao đổi hàng hóa trên thị trường. Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động giản đơn trừu tượng xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét