Hiện nay, chúng ta đã
đẩy lùi được sự bao vây, cô lập, gây sức ép về kinh tế, nhưng chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình”
với các biện pháp, thủ đoạn rất tinh vi nhằm chống phá Việt Nam. Chúng lợi dụng
vào các hoạt động viện trợ, cho vay ưu
đãi, hiệp định thương mại, Quy chế tối huệ quốc và việc nước ta tham gia vào cáctổ chức
thương mại thế giới, khu vực, liên khu vực để đặt điều kiện, gây sức ép đòi
Việt Nam phải thay đổi luật lệ, thủ tục làm ăn có lợi cho nước ngoài và gây áp
lực với ta về chính trị, với các yêu sách đòi mở rộng “tự do”, “dân chủ”, “nhân
quyền” hòng can thiệp vào công việc nội bộ của ta, làm cho nền kinh tế nước ta
phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng chính sách thu hút đầu tư của
chúng ta, thông qua các hoạt động thương mại, liên doanh, liên kết, hợp tác
kinh tế để chi phối, khống chế nền kinh tế, làm biến đổi dần cơ sở kinh tế - xã
hội của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chúng đã thực hiện chiến lược “chi phối đầu
tư”, tập trung đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, làm cho kinh tế tư
nhân dần chiếm ưu thế so với kinh tế nhà nước. Chúng mưu đồ thông qua sự phát
triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân sẽ dần làm thay đổi cơ cấu xã hội - giai cấp,
hình thành các tầng lớp, giai cấp tư sản mới, trong đó có cả “tư sản đỏ”, đó là
những cơ sở xã hội cho sự chuyển hoá chế độ chính trị theo hướng tư bản chủ
nghĩa.
Trong quan hệ thương
mại, chúng thực hiện cạnh tranh không bình đẳng bằng cách dùng hàng rào kỹ
thuật, luật chống bán phá giá và các chính sách bảo hộ để ngăn cản hàng hoá của
Việt Nam (như hàng nông, lâm, thuỷ sản, giày dép, may mặc, dệt da…) xuất khẩu
vào thị trường Mỹ và thị trường châu Âu. Nhiều vụ kiện chống bán phá giá đã gây
tổn thất lớn về kinh tế cho doanh nghiệp Việt Nam và cho nông dân nước ta.
Ngoài ra, chúng rất quan tâm xuất khẩu vào thị trường nước ta các hàng hoá gây
khó khăn cho các ngành sản xuất trong nước như thịt bò, rau quả, sữa hộp, các
loại thức ăn nhanh... Đồng thời, chúng rất chú ý xuất khẩu vào nước ta các loại
văn hóa phẩm đồi trụy và lối sống thực dụng. Từ đó, kích thích vào lợi ích cá
nhân, tâm lý thấp hèn của một số người, nhất là tầng lớp trẻ, khuyến khích họ
chạy theo lối sống sa đọa, vì tiền, thực dụng với lợi ích cá nhân, làm cho
những giá trị đạo đức truyền thống của ông cha sẽ bị xói mòn hoặc bị xoá bỏ,
các tệ nạn xã hội sẽ gia tăng.
Trong quá trình liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế với Việt
Nam, chúng còn chú ý đầu tư vào những vùng, ngành, lĩnh vực quan trọng
(tài chính, ngân hàng, bất động sản, khai thác dầu khí, cổ phiếu của các tập đoàn
kinh tế nhà nước,…) để dần dần nắm các mạch máu kinh tế then chốt, chi phối,
làm cho nền kinh tế nước ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
Các thế lực thù địch,
coi việc chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu vào Việt Nam là một trong những điểm
cần làm trong âm mưu chống phá lâu dài. Đa số các công ty nước ngoài thực hiện
đầu tư, chuyển giao công nghệ vào Việt Nam đều không chuyển giao công nghệ cao,
công nghệ nguồn mà thường chuyển giao công nghệ cũ, thậm chí công nghệ lạc hậu,
đã hết khấu hao. Thực tế, có những địa phương, bộ, ban, ngành đã mua phải máy
móc, thiết bị cũ, không đồng bộ; hầu hết máy móc, thiết bị nước ngoài đưa vào
các công ty liên doanh với ta là máy móc cũ, lạc hậu nhiều thế hệ...
Lợi dụng sự yếu kém về
trình độ tổ chức quản lý của ta, các công ty liên doanh thường tìm cách trốn
lậu thuế một cách hợp pháp và tìm cách nắm quyền chủ động và chuyển từ công ty
liên doanh sang công ty 100% vốn nước ngoài. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu
được chuyển từ công ty mẹ sang công ty con ở Việt Nam với giá rất cao, làm cho
giá thành sản phẩm cũng rất cao không tiêu thụ được và “phải bán” với giá rẻ
cho các công ty anh em hoặc công ty mẹ ở nước ngoài, dẫn đến “thua lỗ”. Nhưng
thực tế, các nhà tư bản nước ngoài được lợi từ cả hai đầu mà không phải đóng một
đồng thuế nào cho nước chủ nhà. Vừa qua, theo số liệu thống kê của cả nước cũng
như ở thành phố Hồ Chí Minh có tới 70% các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài
“thua lỗ”. Do làm ăn “thua lỗ” kéo dài, bên Việt Nam không thể chịu nổi nên
chuyển từ công ty liên doanh sang công ty 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh việc
tìm cách làm ăn “thua lỗ”, chúng còn tìm cách thay đổi tỷ lệ góp vốn của các
bên thông qua tăng vốn điều lệ. Vì bên Việt Nam ít vốn nên không theo được dẫn
đến tỷ lệ góp vốn của Việt Nam ngày càng ít đi trong liên doanh và đến một lúc
nào đó sẽ không còn đủ điều kiện tham gia vào hội đồng quản trị của công ty.
Lợi dụng quá trình liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, chúng đã
dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo, mua chuộc cán bộ, nhân viên giỏi, gây
“chảy máu chất xám” ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng dùng chế độ tiền lương
và thưởng cao để thu hút cán bộ, công nhân giỏi của các doanh nghiệp của Việt
Nam vào làm việc cho các công ty nước ngoài. Đồng thời, thực hiện tuyển chọn
một số cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi người Việt Nam đưa đi đào tạo ở nước ngoài
nhằm tạo ra lực lượng chống phá lâu dài. Chúng dùng tiền tài trợ mời cán bộ của
ta đi tham quan, học tập, đi du lịch, hội thảo ở nước ngoài, qua đó tìm cách
khống chế, dụ dỗ mua chuộc một số người nhằm mục đích cài cắm vào nội bộ của
ta. Chúng dùng tiền, vật chất để mua chuộc vợ con và thân nhân của cán bộ cao
cấp, qua đó gián tiếp lôi kéo họ; dùng tiền tài trợ cho học sinh, sinh viên đi
học ở trong và ngoài nước nhằm xây dựng lực lượng chống phá chủ nghĩa xã hội
lâu dài.
Lợi
dụng vào chính sách mở cửa của ta, thông qua các hình thức như đi du lịch, tham
quan, hội thảo tại Việt Nam chúng thâm nhập nắm tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội, quốc phòng, an ninh của ta. Chúng gặp gỡ các đối tượng bất mãn, chống đối,
vào sâu trong các buôn làng để tuyên truyền tôn giáo, xây dựng nhà thờ, mua
chuộc các già làng, dụ dỗ thanh niên dân tộc chạy ra nước ngoài. Dùng tiền bạc, hàng hoá mua chuộc, lôi kéo, kích
động một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số chống đối chính quyền. Những năm gần đây đã có nhiều đoàn khách nước ngoài
thuộc các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Ý, Canada... đến Tây Nguyên, trong đó
có những đoàn có sự hoạt động của đối tượng UNHCR.
Lợi dụng chính sách kêu
gọi, khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư kinh doanh, làm ăn sinh sống của
chúng ta, các thế lực thù địch đã cài cắm những phần tử phản động, chống cộng
sản về nước dưới danh nghĩa các nhà kinh doanh để chống phá ta từ bên
trong.Dưới hình thức các nhà kinh doanh, chúng tìm cách thâm nhập vào các địa
phương, mở rộng quan hệ với các cơ quan ban ngành; móc nối với nguỵ quân, nguỵ
quyền và các phần tử bất mãn, lưu manh hình thành các tổ chức phản động ngay ở
trong nước. Khi các tổ chức phản động trong nước được hình thành, chúng tài trợ
tài chính để các tổ chức này hoạt động và sẵn sàng gây bạo loạn, tạo điểm nóng,
phá hoại các cơ sở kinh tế, làm mất ổn định chính trị - xã hội.
Chúng
còn tìm cách tung bạc giả nhằm làm rối loạn thị trường của ta. Từ tháng 9 năm
1981 đến tháng 9 năm 1984 tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước
giải phóng Việt Nam” do Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Tuý cầm đầu đã đưa vào Việt Nam
10 tấn tiền giả; giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1992 chúng ta đã phát hiện 167
vụ lưu hành tiền giả Việt Nam, 4 vụ đô la giả, 3 vụ Nhân dân tệ giả. Trắng trợ
hơn, chúng còn đưa cả phương tiện in ấn tiền giả hiện đại vào Việt Nam để in ấn
tiền giả nhằm phá hoại nền kinh tế nước ta. Ngoài ra, chúng còn móc nối với bọn
phản động trong nước và các doanh nghiệp tư nhân có thế lực đầu cơ tích trữ,
nâng giá hàng hoá; khuyến khích tiếp tay cho bọn buôn lậu trốn thuế, tuồn hàng
lậu với số lượng lớn vào Việt Nam để bán phá giá hàng hoá trên thị trường Việt
Nam… Chúng mưu đồ muốn tạo ra những biến động về kinh tế, dẫn đến sự biến động
về chính trị, chuyển hoá chế độ xã hội một cách “hoà bình”.
Mục
tiêu cơ bản trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối
với Việt Nam là nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, chuyển hoá nền kinh tế nước ta đi
theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, thực chất đấu tranh kinh tế chống
“diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta là cuộc đấu tranh
nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế.
Đây là cuộc đấu tranh nhằm giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa trong phát triển
lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng hệ
thống quan hệ sản xuất mới. Đấu tranh nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội
nhập kinh tế quốc tế. Giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trong quá trình thực hiện
các hình thức phân phối, thu nhập, trao đổi, tiêu dùng, nội thương, ngoại thương,
tài chính, tín dụng, ngân hàng... Đấu tranh nhằm giữ vững sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam và vai trò kiểm soát, quản lý của Nhà nước đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Đấu tranh phòng chống một cách có hiệu quả sự phá
hoại về mặt kinh tế của các thế lực thù địch đối với nước ta thông qua các thủ
đoạn kinh tế, chính trị, tâm lý, tư tưởng, ngoại giao, quân sự...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét