Trong bài Khó quá: Tư cách gì? Chu
Mộng Long đã có những bình luận xuyên tạc, lệch lạc quan niệm của C.Mác về “xóa
bỏ chế độ tư hữu”. Mục đích của Chu Mộng Long muốn hướng lái dư luận hiểu sai
về chủ nghĩa Mác và chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Để thấy được mục đích thực sự của Chu Mộng Long, cần vạch trần những bình
luận xuyên tạc, lệch lạc của Y về “xóa bỏ chế độ tư hữu” của C.Mác trên hai
khía cạnh.
Thứ nhất, việc Chu Mộng Long
cho rằng, người cộng sản “sở hữu tài sản dù lớn dù nhỏ, dù của cha mẹ, vợ con,
anh chị em đều phải tự giác tước đoạt để thực hiện công hữu” là sự xuyên tạc
quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu”.
Trong Bản thảo kinh tế – triết học viết năm
1844, C.Mác đã chỉ ra và phân tích rất rõ chế độ tư hữu khiến cho con người bị
tha hóa như thế nào trên hai phương diện: một là, sự tha
hóa của người công nhân trong sản phẩm lao động của anh ta; hai
là, sự tha hóa của người công nhân “trong bản thân hành vi sản
xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất”. Nghĩa là, chế độ tư hữu khiến cho con
người trở nên xa lạ với chính mình và làm biến mất “tồn tại có tính chất người”
của con người. Chế độ tư hữu khiến cho giá trị con người bị hạ thấp xuống chỉ
bằng máy móc, khiến cho người công nhân “cảm thấy mình chỉ còn là con vật”
trong những chức năng con người của anh ta, khiến cho “cái vốn có của súc vật
trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn
có của súc vật”. Do đó, “xóa bỏ chế độ tư hữu” là cần thiết và tất yếu.
Song, theo quan niệm của C.Mác, không phải
xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà cụ thể là xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản” –
“biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản
phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột
những người kia”. C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cũng
đã chỉ rõ rằng: Chủ nghĩa cộng sản tuyệt nhiên không muốn xóa bỏ sự chiếm hữu
cá nhân của người công nhân đối với những sản phẩm lao động của anh ta, vì “sự chiếm
hữu ấy không đẻ ra một khoản dư nào có thể đem lại một quyền lực chi phối lao
động của người khác”, cũng không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những
sản phẩm xã hội. Vấn đề ở đây là, cần phải “xóa bỏ tính chất bi thảm của cái
phương thức chiếm hữu” sản phẩm lao động do người công nhân làm ra và dùng sự
chiếm hữu ấy nô dịch lao động của người khác – cái phương thức “khiến cho người
công nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản” trong chừng mực “những lợi ích của
giai cấp thống trị đòi hỏi”. Tất cả đều rất rõ ràng, do đó chỉ có tâm địa phản
động, Chu Mộng Long mới bày trò xuyên tạc nhằm làm sai lệch quan niệm của C.Mác
về “xóa bỏ chế độ tư hữu”.
Thứ hai, Chu
Mộng Long cố tình bỏ qua tính thời điểm lịch sử của sự “xóa bỏ chế độ tư hữu”.
Cũng trong Bản thảo kinh tế – triết học viết
năm 1844, C.Mác còn nói đến thời điểm lịch sử của sự “xóa bỏ chế độ tư hữu”.
C.Mác đã chỉ ra, trước ông, trong lịch sử đã có những tư tưởng về sự “xóa bỏ
chế độ tư hữu”. Đó là những tư tưởng về một chủ nghĩa cộng sản mà C.Mác gọi là
“chủ nghĩa cộng sản thô lỗ” hay “chủ nghĩa cộng sản chưa hoàn bị”. Chủ nghĩa
cộng sản này chỉ là sự hoàn thành “sự ghen ghét và sự thèm muốn bình quân hóa”
xuất phát “từ quan niệm về một mức tối thiểu nào đó”. Đồng nghĩa với đó là,
thời điểm và cách thức thực hiện sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” diễn ra một cách chủ
quan. Theo C.Mác, “sự xóa bỏ chế độ tư hữu như vậy hoàn toàn không phải là sự
chiếm hữu thật sự thước đo ấy, điều đó thấy rõ chính là từ sự phủ định một cách
trừu tượng toàn bộ thế giới văn hóa và văn minh, từ việc quay trở về tính giản
dị không tự nhiên của người nghèo và không có nhu cầu, người này không những
không vượt lên trên trình độ chế độ tư hữu mà thậm chí chưa đạt tới chế độ đó”.
C.Mác đã làm rõ tính thời điểm của sự “xóa bỏ
chế độ tư hữu” và lên án mạnh mẽ tư tưởng về sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” của “chủ
nghĩa cộng sản thô lỗ” hay “chủ nghĩa cộng sản chưa hoàn bị”, thế nhưng Chu
Mộng Long với bản chất của kẻ phản động, không những cố tình xuyên tạc quan
niệm của C.Mác, mà còn lấy ngay tư tưởng của “chủ nghĩa cộng sản thô lỗ” để
chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam khi cho rằng: “Những ai sở hữu tài sản dù lớn
dù nhỏ, dù của cha mẹ, vợ con, anh chị em đều phải tự giác tước đoạt tài sản để
thực hiện công hữu” và nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không làm được điều này thì
“không còn là Đảng Cộng sản nữa!”
Như vậy, dù Chu Mộng Long có dùng cách này
hay cách khác để làm sai lệch, xuyên tạc quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ
tư hữu”, thì Y không những không thay đổi được niềm tin tuyệt đối của nhân dân
Việt Nam với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, mà còn bộc lộ rõ bản chất của
kẻ phản động hại dân, hại nước./.
Chu Mộng Long đã đồng nhất chế độ tư hữu với sở hữu cá nhân để đánh lừa mọi người về những quan điểm của chủ nhĩa Mác.
Trả lờiXóa