Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

LÊ VĂN TÁM VÀ CÂU CHUYỆN XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA GS PHAN HUY LÊ

Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử ‘anh hùng Lê Văn Tám’ hoàn toàn không có thật!”. Trong phần phát biểu về tính chân thực của các nhân vật lịch sử, đột nhiên giáo sư Phan Huy Lê “nhớ lại”: “Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền, anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè”.Giáo sư Phan Huy Lê nói thêm về lời nhắn gửi của ông Trần Huy Liệu: “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.”

Tôi cho rằng ông Phan Huy Lê bịa ra câu chuyện này vì các lẽ sau đây:
- Thứ nhất: Ông Trần Huy Liệu là một nhà sử học đáng kính. Theo những lời trích dẫn trên từ báo Người Việt thì khi đó- tức năm 2005- ông Phan Huy Lê cho rằng nhân vật và sự kiện Lê Văn Tám là hoàn toàn không có thật, mà chỉ là do ông Liệu dựng lên. Vâng, giả sử có chuyện đó thì tại sao ông Phan Huy Liệu- một nhà sử học đáng kính không thể thận trọng viết lại cho rõ bằng một quyển sách hoặc ít ra là một bài báo với bút tích của ông? Nếu vì thời điểm chưa tiện công bố thì ông Liệu hoàn toàn có thể để lại di chúc cho gia đình hoặc cho Viện sử học- nơi ông làm việc cho đến khi nhắm mắt- với lời dặn khi nào có điều kiện thì công bố? Một nhà sử học thường thận trọng chứ một sự việc quan trọng như thế không thể dặn miệng cho bất kỳ ai, nhất là người như Phan Huy Lê.
-Thứ hai: Theo lời ông ông Phan Huy Lê trong đoạn trích trên thì thời điểm mà ông Trần Huy Liệu dặn ông Lê là lúc “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám"
Ta biết sự kiện Lê Văn Tám đánh kho xăng/đạn Thị Nghè là tháng 10/1945. Và ta cũng biết ông Phan Huy Lê sinh năm 1934. Vậy thời điểm ông Trần Huy Liệu "sáng tác" ra Lê V Tám thì ông Lê còn là một cậu bé con 11 tuổi. Ông Liệu quê Nam Định, ông Lê quê Hà Tĩnh nên chắc chắn không có quan hệ huyết thống, họ hàng gì cả. Vậy thì nguyên do gì khiến một Bộ trưởng trong lúc nước sôi lửa bỏng phải về tận Hà Tĩnh "tâm sự" câu chuyện quan trọng như vậy với một cậu bé con 11 tuổi?
-Thứ ba: Sau khi phát biểu ở cuộc họp cuối tháng 2/2005 và bị mọi người chỉ ra cái vô lý như trên, trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi thời điểm ông Liệu DẶN:
"GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại. Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôicó nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủtrì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy banKhoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng."
Giải thích này cũng rất vô lý vì nếu có một câu chuyện quan trọng như thế thì ông Trần Huy Liệu, nếu không "viết" và nếu cần dặn thì sao không dặn những người khả tín, ví dụ như Nhà sử học Đào Duy Anh- người kế nhiệm GS Trần Huy Liệu làm viện trưởng viện sử học hoặc một người khả kính nào đó? Mà lại đi dặn một giáo viên quèn và còn quá trẻ - ngoài đôi mươi?
-Thứ tư: Tại thời điểm năm 2005, như trích dẫn trên báo Người Việt, ông Phan Huy Lê khẳng định như tít bài báo "Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật". Thế nhưng, sau khi có nhiều người viết báo công khai chỉ trích, thì 4 năm sau, cũng trên tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi:
" Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám."
Không những vậy, ông Phan Huy Lê lại đi xuyên tạc, bịa đặt hoàn toàn thiếu căn cứ khi khẳng định rằng câu chuyện Lê Văn Tám là "hoàn toàn không có thật" vào năm 2005, mà lại khẳng định trên một tờ báo của mấy ông cờ vàng hải ngoại là báo Người Việt? Để rồi, mãi đến 4 năm sau, năm 2009, ông lại đính chính rằng câu chuyện Lê Văn Tám là dựa trên cơ sở sự kiện có thật?
Nhân sự kiện ra đời cái gọi là “Lịch sử Việt Nam” do ông GS Phan Huy Lê làm Tổng Chủ biên gồm 15 tập, trong đó đã đánh tráo khái niệm và xuyên tạc nhiều sự kiện liên quan đến Lịch sử Việt Nam. Thiết nghĩa, một người nói hai lời về cùng một sự kiện lịch sử như vậy có xứng đáng là một Giáo sư sử học đầu ngành? Và tại sao khi phát hiện ra sự nhầm lẫn 4 năm trước mà ông Phan Huy Lê không dám có lời xin lỗi, đính chính rõ ràng - một nỗi hổ thẹn với lịch sử./.
Sự thật


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét