Trong
bài viết “Không thể có hòa giải khi cái ác còn ngự trị” của tác giả
mang bút danh Phạm Đình Trọng trên trang Danlambao có đoạn viết: “Đầu năm 2017,
người đứng đầu hội Nhà Văn của đảng cộng sản Việt Nam đánh tiếng mời gọi các
nhà văn người Việt ở nước ngoài về nước mở hội hòa giải, hòa hợp dân tộc vào
ngày giỗ Vua Hùng”…, với mục đích “góp phần làm giàu các giá trị truyền thống
của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi
lại với nhau trong tình đồng nghiệp” (trích nội dung thư mời của Hội nhà văn
Việt Nam). Nếu chỉ như vậy thì không phải bàn luận gì thêm. Nhưng
vì mục đích chia rẽ đoàn kết, hòa hợp dân tộc bằng sự kích động hận thù dân tộc
mà Phạm Đình Trọng đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận mục đích nhân văn, nhân đạo
của Hội nhà văn Việt Nam tổ chức cuộc gặp mặt này với những cáo buộc rằng: “làm
giàu các giá trị truyền thống của dân tộc chỉ là cách nói văn vẻ, hoa mỹ và sáo
rỗng, cách nói né tránh, lừa mị, giấu ý đồ thực vốn là thuộc tính của những
người cộng sản”. Thật thô thiển khi Phạm Đình Trọng còn viết: “Nếu gặp để làm
lành, gặp để hòa giải và phục thiện thì dù là cuộc gặp của cái ác với nạn nhân
của cái ác cũng đáng gặp và cần gặp. Nhưng có phải gặp để làm lành, để hòa
giải, để cái ác phục thiện?”. Vậy sự thật vấn đề đoàn kết, hòa hợp dân tộc ở
Việt Nam như thế nào?
Kể từ khi có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, lòng yêu nước và sự nhân ái của nhân dân luôn được coi trọng như nền
tảng tinh thần cho sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Bằng chứng là, ngay sau khi
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong khi phải lo đối phó với thù
trong, giặc ngoài, trước những lo lắng của đồng bào cả nước, nhất là đồng bào
Nam Bộ khi biết tin Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ cùng đoàn đại biểu Nhà nước Việt
Nam sang Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức, nên trong thư gửi đồng bào Nam Bộ
(01/06/1946) Người viết: “đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều
lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân
ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương
lai chắc sẽ vẻ vang”. Nội dung bức thư đã thể hiện rõ tư tưởng đoàn kết, hòa
hợp dân tộc, nhất là lòng nhân ái, khoan hồng đại độ của Người trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tư
tưởng đó tiếp tục được Đảng, Nhà nước Việt Nam vận dụng thực hiện trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ, đặc biệt khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, Nam Bắc
thống nhất một nhà. Bước vào thời kỳ đổi mới, bám sát tình hình và nhu cầu thực
tiễn, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã kịp thời xác định nhiều chủ trương, chính sách
về đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã ban hành Nghị
quyết 23-NQ/TW vào ngày 12/03/2003 về “phát huy sức mạnh đoàn kết toàn
dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Nghị
quyết 24-NQ/TW về “công tác dân tộc”; đặc biệt Nghị quyết
36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “công tác đối với người Việt Nam ở
nước ngoài”, khẳng định: Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ
phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố
quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các
nước. Đây là quan điểm định hướng chiến lược làm cơ sở thống nhất về nhận thức,
tư tưởng, tổ chức, chính sách để thực hiện đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Cho đến
nay, những định hướng đó đang từng bước được hiện thực hóa.
Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định sự nhất quán
các quan điểm, chủ trương của Đảng về đoàn kết, hòa hợp dân tộc, trong đó xác
định: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh làm điểm
tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp
nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; truyền
thống nhân nghĩa, khoan dung đề cao tinh thần dân tộc, để tập hợp mọi người vào
mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”. Tại Đại hội XII, Đảng ta một lần
nữa khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách
mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc…; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm
tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của
quốc gia – dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân
nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài
nước…”.
Dẫn
ra những quan điểm chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đoàn
kết, hòa hợp dân tộc để thấy rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm xây
dựng, củng cố, tăng cường đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, Phạm Đình Trọng cho
rằng: “Đảng cộng sản cầm quyền chưa hòa giải được với người dân trong nước đang
đóng thuế nuôi nấng đảng làm sao đảng cộng sản có thể hòa giải được với người
dân phải bỏ nước ra đi chạy trốn cái ác cộng sản”. Đây là sự cố
tình xuyên tạc sự thật về chính sách đoàn kết, hòa hợp dân tộc của Đảng Cộng
sản Việt Nam nhằm mục đích kích động hận thù dân tộc, cần phải được vạch trần
và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ./.
NVH
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa