Cuộc
đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc đã và đang diễn ra vô cùng gay go, phức tạp. Các thế lực thù địch quốc
tế và trong nước bằng những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt tìm mọi biện
pháp làm suy yếu và phá vỡ nền tảng chính trị ở nước ta, trực tiếp chống phá những
quan điểm, đường lối của Đảng ta trong điều kiện mới.
Một
trong những nội dung đang bị kẻ thù kịch liệt chống phá, xuyên tạc đó là đường
lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân. Chúng cho rằng, trong điều kiện chiến tranh
bằng vũ khí công nghệ cao thì đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam là lỗi thời, là sai lầm. Luận điệu
đó nhằm gây hoang mang và mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào đường
lối bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Thực chất, đây chỉ là những thủ đoạn lừa
gạt, sự ngộ nhận và đề cao quá mức sức mạnh của vũ khí công nghệ cao, dẫn tới
mù quáng không nhận ra sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta mà không loại vũ khí hiện
đại nào, không một kẻ xâm lược nào có thể khuất phục được.
Vũ
khí công nghệ cao tuy có sức mạnh, nhưng không phải là vạn năng:
Vũ
khí công nghệ cao là những sản phẩm được nghiên cứu, thiết kế dự trên những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về
chất và tính năng chiến đấu, kỹ thuật. Vũ khí công nghệ cao có những đặc tính:
độ chính xác cao, uy lực phá hủy lớn, tầm hoạt động xa, sức cơ động cao, có thể
hoạt động trong những điều kiện nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày, đêm và đạt hiệu
quả cao hơn hàng chục tới hàng trăm lần so với vũ khí thông thường trước đây.
Một
số loại vũ khí công nghệ cao còn được gọi là vũ khí thông minh hay vũ khí tinh
khôn có khả năng nhận biết một số địa hình, nhớ được tọa độ và đặc điểm của mục
tiêu, tự động tìm và chọn mục tiêu, có khả năng linh hoạt trong thay đổi các
phương án tiến công mục tiêu đã được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh
(1991), chiến tranh Nam tư (1999), chiến tranh Ápganixtan (2001), chiến tranh
Irắc (2003).... Các chuyên gia quân sự phương Tây coi vũ khí công nghệ cao là
loại vũ khí phổ biến trong chiến tranh tương lai. Đồng thời vũ khí công nghệ
cao cũng làm thay đổi các phương thức tiến hành chiến tranh như: triệt để lợi dụng
vũ khí công nghệ cao để thực hiện tiến công hỏa lực từ xa, thực hiện những đòn
đánh phủ đầu làm “mềm” chiến trường, phá hủy mọi tiềm lực kinh tế, quốc phòng,
an ninh và lực lượng vũ trang của đối phương, làm hoang mang, tan rã về tinh thần,
trước khi đưa lục quân vào tham chiến. Ngoài ra, chúng sẽ tăng cường chiến
tranh điện tử nhằm vô hiệu hóa mọi hệ thống liên lạc và lãnh đạo, chỉ huy chiến
tranh, chỉ huy tác chiến của đối phương...
Chúng ta không phủ nhận vai trò và
tính chất nguy hại của vũ khí công nghệ cao, nhưng cũng cần nhìn nhận khoa học
và biện chứng về khả năng của các loại vũ khí hiện đại này, cụ thể là:
Thứ nhất, vũ khí công nghệ cao dù có hiện đại đến
đâu cũng không thể làm thay đổi bản chất của các hoạt động quân sự: thu thập, xử
lý tin tức tình báo, chỉ huy tác chiến, cơ động lực lượng, cơ động hỏa lực, tác
chiến tiến công, phản công, phòng ngự. Các yếu tố liên quan đến tác chiến của lực
lượng vũ trang như: bí mật, bất ngờ, yếu tố chính trị, tinh thần và các mặt bảo
đảm cho chiến đấu...
Thứ hai, đặc điểm nổi bật của vũ khí công nghệ
cao là tính hệ thống hoàn chỉnh, tính liên kết chặt chẽ trong một cơ cấu thống
nhất, chỉ cần hỏng một khâu nào đó sẽ kéo theo sự hỏng hóc, ngưng trệ của toàn
bộ hệ thống.
Thứ ba, ngày nay các quốc gia có trình độ và
năng lực để tạo ra các loại mục tiêu giả như thật để đánh lừa đối phương (cầu,
phà, địa hình, trận địa phòng không... giả) tạo ra nhiều loại bẫy kỹ thuật để lừa
địch, tạo ra nhiều số liệu đầu vào giả, làm rối loạn các thiết bị điều khiển vũ
khí công nghệ cao.
Thứ tư, địa hình, khí hậu, thời tiết phức tạp
cũng là những yếu tố bất lợi cho các loại vũ khí điều khiển chính xác... Xét ở
góc độ nghệ thuật quân sự, trong chừng mực nào đó, vũ khí công nghệ cao có lúc
không đương đầu nổi với các loại vũ khí thô sơ, vũ khí ít hiện đại của đối
phương. Cho tới nay chưa có một mô hình toán học nào có thể bao quát hết được
các yếu tố trên vào điều khiển vũ khí chính xác. Đây cũng là những điểm yếu của
vũ khí công nghệ cao mà đối phương có thể dùng các biện pháp chiến thuật và kỹ
thuật để đối phó với vũ khí công nghệ cao.
Thứ năm, để tiến hành cuộc chiến tranh bằng vũ
khí công nghệ cao, phải tổ chức quân đội theo quy mô đồ sộ, cồng kềnh, phụ thuộc
nặng nề vào công nghệ, các thành phần của quân đội lại phụ thuộc chặt chẽ với
nhau, do đó sẽ kém linh hoạt, đặc biệt khi phải đối phó với kiểu chiến tranh nhỏ,
chiến tranh du kích... Không những thế, các lực lượng tham gia chiến tranh bằng
vũ khí công nghệ cao phải được huấn luyện, chuẩn bị nhiều thời gian, nếu cuộc
chiến tranh bị kéo dài không phải lúc nào cũng đáp ứng kịp và không phải nước
nào cũng làm được.
Thứ sáu, chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao
cần lực lượng bảo đảm tác chiến rất lớn. Hệ thống bảo đảm tác chiến rất phức tạp,
phải liên kết hàng trăm căn cứ chiến đấu ở khắp nơi trên thế giới... sẽ tạo ra
sự thiếu bền vững của công tác bảo đảm. Hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật cồng
kềnh, cứng nhắc và tốn nhiều sức người, sức của cũng là một hạn chế của chiến
tranh bằng vũ khí công nghệ cao. Ví dụ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, trong
số 537.000 quân Mỹ tham chiến có tới 350.000 quân (chiếm 64%) quân số làm công
tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật.
Ngoài
ra, sẽ tất tốn kém trong chi phí tài chính để phát triển vũ khí công nghệ cao,
chẳng hạn để phát triển loại máy bay chiến lược tàng hình B.2 phải chi tới 530
triệu USD, máy bay tàng hình F.117A phải chi tới 120 triệu USD... nghĩa là so với
thế hệ vũ khí trước đây, vũ khí công nghệ cao đắt gấp 10 đến 100 lần. Trong chiến
tranh vùng Vịnh (1991) chỉ kéo dài hơn 1 tháng đã chi hết 70 tỷ USD. Như vậy,
việc bảo đảm hậu cần - kỹ thuật, tài chính cho một cuộc chiến bằng vũ khí công
nghệ cao là thách thức, khó khăn và hạn chế của loại chiến tranh này.
Thứ bảy, về phương thức tiến hành chiến tranh,
nhìn về hình thức thì chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao sẽ phô diễn được
“ưu thế” của vũ khí công nghệ cao như: tiến công từ xa, đánh áp đảo đối phương,
đánh nhanh, giải quyết nhanh.... Tuy vậy, nếu chỉ dùng sức mạnh của hỏa lực để
thay thế cho xung lực thì khó giải quyết triệt để được thắng lợi trong chiến
tranh.
Thực
tiễn đã chứng minh, trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ ngàn
xưa tới thời đại ngày nay, nhân dân ta luôn phải đương đầu với những kẻ thù xâm
lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta nhiều lần và đều giành được thắng
lợi vẻ vang. Đặc biệt trong thế kỷ XX, nhân dân ta đã đánh thắng hai đế quốc mạnh
nhất là thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ. Quy luật tất yếu của chiến tranh là “mạnh
được, yếu thua”. Do đó, cả hiện tại và trong tương lai, Đảng ta phải luôn nắm vững
quy luật đó. Và chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân không
những không “lỗi thời, lạc hậu” như kẻ
thù xuyên tạc, mà nó vẫn là con đường duy nhất đúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp
để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng đánh thắng chiến
tranh bằng vũ khí công nghệ cao của kẻ thù.
Nhất Quang
Bài viết rất hay
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTiềm lực chính trị tinh thần của nhân dân ta mới là thứ vũ khí có sức mạnh vô địch!
Xóalúc nào đánh nhau, gọi mấy anh viết bài này ra mà chỉ đạo tác chiến, sau đó xuống ÂM PHỦ mà kiện đúng sai với diêm vương. 3 cái mớ lý luận xuông.
Trả lờiXóa