Khi nghiên cứu về quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cả C.Mác, Ph.ĂngGhen và V.I.Lênin đều khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản sẽ đi đến chỗ diệt vong, tương lại nhân loại sẽ là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
Vậy nhận định
của các ông liệu có chủ quan duy ý chí?
Trước hết, phải nhìn nhận chủ nghĩa tư bản là một nấc
thang trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. C.Mác đánh giá: Chủ
nghĩa tư bản là xấu xa so với chủ nghĩa cộng sản, nhưng nó là một hình thái
kinh tế, xã hội tiến bộ nhất so với những hình thái kinh tế, xã hội đã có trong
lịch sử. Và sự điều chỉnh, thích nghi của chủ nghĩa tư bản đương đại được thực
hiện trên nhiều phương diện, nhất là quan hệ sản xuất.
Trở lại lịch sử những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX,
trước sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, các học giả
tư sản “rêu rao” về chiến thắng của chủ nghĩa tư bản, cho đây là thời điểm “cáo
chung của học thuyết Mác”, rằng chủ nghĩa xã hội đã “lỗi thời, lạc hậu”, và chủ
nghĩa tư bản mới là đích đến cuối cùng của nhân loại. Đồng thời, bằng những
điều chỉnh để tự thích nghi về quan hệ sản xuất, họ cũng biện minh cho một thứ
chủ nghĩa tư bản đã có sự thay đổi về chất để trở thành chủ nghĩa tư bản hiện
đại, chủ nghĩa tư bản nhân dân, chủ nghĩa tư bản tiến bộ… Vậy, những điều chỉnh
về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại là gì?.
Về quan hệ sở hữu: Ngoài đối tượng sở hữu đã có những
thay đổi lớn (từ sở hữu hiện vật sang giá trị), với việc chia nhỏ cổ phần, phát
hành cổ phiếu mệnh giá thấp, chủ nghĩa tư bản đã huy động được hàng triệu nguồn
vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp nhân dân tập trung thành nguồn lực to
lớn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, phần nào làm cho quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo
“không gian” cho chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển. Sự điều chỉnh về quan hệ
sở hữu phần nào “xóa đi” ranh giới giữa nhà tư bản với người lao động, tạm thời
dung hòa mâu thuẫn giữa ông chủ và người làm thuê. Bởi về mặt hình thức, cả nhà
tư bản và người lao động đều có cổ phần và trở thành cổ đông của nhà máy, xí
nghiệp nên đều là “ông chủ” - đồng sở hữu, đều “bình đẳng” trước phương án tổ
chức quản lý và kết quả sản xuất kinh doanh.
Về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất: Trong chủ nghĩa tư
bản đương đại, ta thấy dường như các nhà tư bản tách rời và đứng ngoài quá
trình tổ chức quản lý sản xuất. Bằng việc áp dụng những thành tựu khoa học,
công nghệ và sử dụng những người lao động có trình độ cao về tổ chức quản lý
sản xuất, các nhà tư bản đã từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, đồng thời
chọn lựa đưa ra được những phương án kinh doanh tối ưu. Các nhà tư bản không còn
trực tiếp hiện diện trong các dây chuyền sản xuất như vai trò của những người
“đốc công”. Quan hệ trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh dường như chỉ
còn lại là quan hệ giữa những người lao động với nhau. Có chăng chỉ là sự khác
biệt về “sắc áo, lợi ích và thẩm quyền”. Mâu thuẫn, xung đột trực diện giữa các
nhà tư bản và lao động dường như đã được giải quyết.
Về quan hệ phân phối: Bên cạnh các hình thức phân phối
thông qua giá cả sức lao động, trong chủ nghĩa tư bản đương đại cũng xuất hiện
nhiều hình thức phân phối khác đa dạng, phong phú hơn. Bao gồm: Điều tiết phân
phối giá trị thặng dư thông qua thuế; phân phối thông qua lợi tức cổ phần; trợ
cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội; các hình thức đầu tư cho giáo dục đào tạo;
chăm sóc sức khỏe; tăng mức “thưởng và đãi ngộ cho người lao động”… phần nào
tạo ra nguồn thu nhập thêm cho người lao động. Sự bóc lột của nhà tư bản không
còn “đậm nét” như những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà thay vào đó là
hình ảnh của các nhà tư bản “quan tâm, chăm sóc và sẻ chia” cùng người lao
động.
Như vậy, sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa
tư bản đã làm cho hình ảnh “cừu ăn thịt người” với “lỗ chân lông nhuốm đầy máu
và nước mắt của giai cấp vô sản” của chủ nghĩa tư bản “bóc lột, ăn bám”, “tàn
nhẫn” trong quá khứ bị lu mờ. Thay vào đó là hình ảnh về một chủ nghĩa tư bản
“hiện đại, tiến bộ”, “chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân ái”… Tuy nhiên, chúng ta
hoàn toàn có thể giải thích khoa học cả về hiện tượng, hình thức, mục đích,
nguyên nhân và giới hạn của sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản đương
đại.
Cần khẳng định: Sự biến đổi thích nghi về quan hệ sản
xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại là có thật nhưng sự điều chỉnh đó không thể
tự nó chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội mới. Sự điều chỉnh đó vẫn
trong phạm vi giới hạn vỏ bọc của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì
vậy, chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn nằm trong giai đoạn độc quyền của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Có thể cắt nghĩa vấn đề trên bằng những luận cứ
khoa học sau:
Một là, về quan hệ sở hữu: Mặc dù có sự đa dạng về sở
hữu, nhưng vấn đề đặt ra là trong hàng triệu triệu cổ phần của các doanh nghiệp
tư bản chủ nghĩa, người lao động nắm tỉ lệ bao nhiêu? Ai vẫn là người nắm số
lượng cổ phần, cổ phiếu lớn hoặc giữ tỉ lệ cổ phiếu chi phối?... Câu trả lời
chắc chắn vẫn là các nhà tư bản. Thông qua chế độ tham dự, theo mô hình một
công ty mẹ khống chế nhiều công ty con, một công ty con khống chế nhiều công ty
cháu... mà quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội của nhà tư bản, của các tổ chức
độc quyền tăng lên. Vì vậy, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay vẫn dựa trên
chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Những điều chỉnh
thích nghi về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện nay làm
cho nó phù hợp được phần nào đó với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
nhằm mục tiêu tiếp tục duy trì và củng cố chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư
liệu sản xuất, tuy nhiên, bản chất của quan hệ sở hữu không thay đổi.
Hai là, về tổ chức quản lý sản xuất: Trong tổ chức quản
lý sản xuất, việc thuê mướn hoặc sa thải (kể cả giám đốc điều hành sản xuất,
giám đốc kỹ thuật, giám đốc marketing, thậm chí cả giám đốc tài chính …) đều do
các nhà tư bản quyết định. Những điều chỉnh thích nghi về quan hệ tổ chức quản
lý sản xuất nhằm khai thác tối đa nguồn lực con người, tiềm lực khoa học, công
nghệ phục vụ cho khát vọng làm giàu của nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư sản.
Sự điều chỉnh thích nghi về tổ chức quản lý đã tạo ra sự thích ứng nhất định để
thúc đẩy xã hội hoá lực lượng sản xuất tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, do tư liệu sản xuất thuộc quyền chiếm hữu của nhà tư bản nên quyền
tổ chức quản lý sản xuất vẫn do giai cấp tư sản điều hành, chi phối và mang
tính chất tư bản chủ nghĩa. Quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân vẫn là quan
hệ giữa ông chủ và người làm thuê.
Ba là, trong quan hệ phân phối: Thực hiện trả lợi tức cổ
phần và sử dụng một bộ phận lợi nhuận khổng lồ để phân phối thông qua các quỹ
không làm cho bản chất của quan hệ phân phối thay đổi. Nhìn nhận một cách khác,
việc điều chỉnh quan hệ phân phối sản phẩm phần nào góp phần cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần của người công nhân làm thuê. Tuy nhiên, những điều chỉnh
về quan hệ phân phối đã làm cho một số người lầm tưởng rằng chủ nghĩa tư bản
không còn là xã hội bóc lột và bất công, là “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, xã hội
mà “toàn dân là tư sản”, từ đó gây ra sự chia rẽ trong phong trào đấu tranh của
công nhân.
Những sự điều chỉnh, thích nghi ấy không làm thay đổi bản
chất của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản không thể tự mình vượt ra ngoài vỏ
bọc của chính nó để biến thành một hình thái kinh tế - xã hội mới. Đó cũng
chính là giới hạn của sự biến đổi thích nghi, quy định địa vị lịch sử của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung và của chủ nghĩa tư bản giai
đoạn độc quyền nói riêng. Giới hạn mà chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua chính
là lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao, tạo ra một khối lượng hàng
hoá vật phẩm và dịch vụ khổng lồ, lẽ ra nhân loại sẽ không còn đói nghèo, thất
nghiệp, thất học và nợ nần v.v. để từng bước đạt tới đỉnh cao của văn minh và
hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, ngay ở những nước tư bản phát triển nhất, tình
trạng bóc lột, bất công, đói nghèo vẫn đang diễn ra và ngày càng sâu sắc hơn.
Nguyên nhân của những tình trạng này là do quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn giữ địa vị thống trị trong nền kinh
tế. Quan hệ sản xuất đó mâu thuẫn ngày càng sâu sắc hơn với lực lượng sản xuất
đã xã hội hoá ở trình độ cao. Đây chính là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư
bản hiện đại và được biểu hiện về mặt xã hội thành những mâu thuẫn chủ yếu sau:
Thứ nhất, mâu
thuẫn giữa tư bản với lao động làm thuê: Hiện nay, giai cấp công nhân hiện đại
có trình độ chuyên môn ngành nghề ngày càng cao, trong số đó có người giữ các
chức vụ là giám đốc, tổng giám đốc... Nhưng xét cho cùng vì không có tư liệu
sản xuất nên họ vẫn ở địa vị của người làm thuê, vẫn phải làm việc dưới sự kiểm
soát của nhà tư bản. Tiền lương vẫn là thu nhập chủ yếu và vẫn là giá cả sức
lao động của người công nhân làm thuê. Họ vẫn đang bị bần cùng hoá (cả tương
đối và tuyệt đối).
Thứ hai, mâu
thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển, chậm phát
triển: Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu
mới, các nước tư bản phát triển vẫn không từ bỏ ý đồ lôi kéo các nước đang phát
triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nhằm áp đặt quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại
đây, người ta nói nhiều về “chủ nghĩa thực dân kinh tế”,
“chủ nghĩa thực dân công nghệ”. Chính mối quan hệ kinh tế bất bình
đẳng giữa các nước tư bản phát triển với các nước thế giới thứ ba đã đem lại
những khoản siêu lợi nhuận cho các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc
gia. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức lao động dồi dào và rẻ mạt đã
biến các nước có nền kinh tế lạc hậu thành những miền đất hứa cho tư bản sinh
sôi và cho những công nghệ, thiết bị lạc hậu của các nước tư bản phát triển
tiếp tục “sản sinh” giá trị thặng dư cho giai cấp tư sản.
Thứ ba, mâu
thuẫn giữa các tổ chức độc quyền tư bản, giữa các công ty xuyên quốc gia, giữa
các trung tâm quyền lực tư bản chủ nghĩa với nhau: Đây là mâu thuẫn nội bộ của
chủ nghĩa tư bản, nó đã từng tồn tại trong suốt cả thế kỷ XX và vẫn tiếp diễn
sang thế kỷ XXI. Chính mâu thuẫn này đã đẩy nhân loại lâm vào hai cuộc chiến
tranh thế giới tàn khốc nhất trong lịch sử. Hiện tại, mâu thuẫn giữa các trung
tâm quyền lực kinh tế tư bản chủ nghĩa gay gắt tới mức người ta đã dùng tới
những thuật ngữ như: chiến tranh địa chính trị; chiến tranh cá thu, chiến tranh
ôtô; chiến tranh nhôm, thép; chiến tranh vaccine… Đặc biệt, thời gian gần
đây mâu thuẫn giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU), giữa Mỹ với các nước tư bản
khác trên các vấn đề thương mại, sự đóng góp tài chính cho các hoạt động quân
sự… chính là liên minh trong mâu thuẫn đã được V.I.Lênin khái quát bằng cụm từ
“liên minh chó sói”.
Thứ tư, mâu
thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội và những vấn đề toàn cầu: Đầu
những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ, có người cho rằng chủ nghĩa xã hội không còn và như vậy, mâu thuẫn
giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội cũng không còn nữa. Trên thực tế,
chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại ở một số quốc gia, vẫn là một thực thể kinh tế -
chính trị - xã hội đối lập với chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội vẫn là một
trào lưu chính trị - tư tưởng ở các nước tư bản, các nước có xu hướng dân tộc
chủ nghĩa và ở ngay chính cả những nước mà chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị tan rã
cách đây trên dưới 3 thập niên. Đặc biệt, khi phần lớn những lợi nhuận của xã
hội chỉ tập trung vào trong tay số ít các nhà tư bản, sự bất bình đẳng trong xã
hội tiếp tục gia tăng thì những vấn đề toàn cầu đói nghèo, dịch bệnh, sự biến
đổi của khí hậu, chiến tranh, tội phạm quốc tế… sẽ không thể giải quyết được
một cách triệt để.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét