Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Học thuyết về “Trật tự tự nhiên” của chủ nghĩa trọng nông?

Học thuyết về “Trật tự tự nhiên” là cơ sở lý luận của những người trọng nông chủ nghĩa, họ dùng học thuyết đó để đi đến những kết luận kinh tế. Họ nhân danh “trật tự tự nhiên” để chỉ trích chế độ đặc quyền phong kiến và việc chế định kiểu trọng thương, nhưng lại coi trật tự tư bản chủ nghĩa là trật tự tự nhiên.

Nội dung cơ bản của học thuyết về “trật tự tự nhiên”:
Một là, Thừa nhận vai trò của tự do cá nhân, coi đó là luật tự nhiên của con người không thể thiếu được (tự do đi lại, tự do bán sức lao động). F. Kêne cho rằng các nghĩa vụ phong kiến dựa trên luật pháp thông thường là điều trái với qui luật tự nhiên. Từ đó ông cho rằng, chế độ phong kiến là chế độ không bình thường, dựa trên sự dốt nát, là một sai lầm của lịch sử.
Hai là, trọng nông kêu gọi bảo đảm tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, chống lại chế độ phường hội, vì phường hội trong chế độ phong kiến là một trở ngại cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở thành thị. Ông cho rằng, tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa là quyền tự nhiên. Như vậy, trọng nông đã gắn thuyết “trật tự tự nhiên” với vấn đề tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh.

Ba là, trọng nông cho rằng, yếu tố không thể thiếu được của luật tự nhiên là thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa; chống lại tư hữu phong kiến vì nó nằm trong tay các giai cấp có đặc quyền; phân biệt hai loại quyền tư hữu: Tư hữu động sản (tự do liên kết, tự do sử dụng tư bản); tư hữu bất động sản tức sở hữu ruộng đất. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét