Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Thành tựu và hạn chế trong quan điểm kinh tế của Saint Simon?

Thành tựu:
     Một là, quan điểm lịch sử: Ông cho rằng, lịch sử có tính quy luật, chế độ xã hội này sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác hoàn thiện hơn. Ông coi lịch sử là một quá trình phát triển liên tục. Động lực phát triển của xã hội loài người là sự phát triển của lý trí, của khoa học và của sự văn minh. Song chú ý nhiều đến nhân tố kinh tế như hoạt động của con người trong nền sản xuất, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất...

      Hai là, phê phán chủ nghĩa tư bản: Ông coi chủ nghĩa tư bản là xã hội của tính ích kỷ, của bạo lực và sự lừa đảo; Chính phủ tư sản đã không chăm lo tới việc cải thiện đời sống của những giai cấp nghèo nhất.
Saint Simon vạch trần tính chất bất hợp lý của xã hội tư sản, phê phán nền sản xuất luôn ở trạng thái vô chính phủ và không thể sử dụng hợp lý các nguồn của cải xã hội, các dân tộc phải chịu nhiều tai họa, xã hội đầy rẫy những đặc quyền đặc lợi.
      Ba là, xây dựng mô hình xã hội tương lai: Saint Simon dự kiến xã hội tương lai là một “hệ thống công nghiệp khoa học”. Trong đó: mỗi người làm việc theo năng lực, được trả theo công lao động; tất cả mọi người đều phải lao động, bản thân xã hội đó là liên minh của những người làm việc có ích; địa vị của mỗi người chỉ do năng lực của họ quyết định mà thôi. Xã hội đó sẽ đảm bảo phúc lợi cho con người.
       Ông cho rằng xã hội mới phải đảm bảo những điều kiện vật chất và tinh thần tốt nhất kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở cho tất cả mọi người, hơn nữa phải làm cho người ta có thể đạt tới sự vui sướng của cuộc đời. Theo ông muốn đạt tới điều đó phải khuyến khích hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
       Ông mơ ước ở xã hội đó lao động là lao động tự giác của tất cả mọi thành viên vì lợi ích của xã hội. Sản xuất có kế hoạch thay cạnh tranh vô chính phủ. Trong xã hội vẫn còn chế độ tư hữu, nhưng chế độ tư hữu phải được tổ chức lại để có lợi nhất cho toàn xã hội về cả tự do và của cải.
Con đường để tạo ra phúc lợi là khoa học, nghệ thuật và công nghiệp. Một xã hội như trên sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản bằng phương pháp hoà bình.
      Nhà nước với tư cách là người đứng ra tổ chức xã hội phải do một hội đồng gồm các nhà bác học, nghệ sĩ và các nhà công thương tài giỏi quản lý tiến hành.
       Hạn chế:
     Một là, học thuyết của Saint Simon là học thuyết chưa chín muồi, còn mang tính chất không tưởng và mang sắc thái tôn giáo.
Hai là, để xây dựng xã hội tương lai, Saint Simon chủ trương nhờ vào sự giúp đỡ của nhà nước tư sản, kêu gọi các nhà tư sản, những người giàu có thực hiện kế hoạch công cộng, tổ chức ra các hội lao động để bắt buộc mọi người làm việc.

Ba là, Ông chủ trương biến chính quyền nhà nước thành người sản xuất ra những vật chất có ích, và các nhà khoa học thành những người điều khiển, lãnh đạo đất nước ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét