Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Quan điểm của A. Smith: “Tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi”?

Luận điểm của A. Smith về ba nguồn gốc của giá trị hàng hóa là kết quả nghiên cứu các bộ phận cấu thành giá cả thực tế hay giá trị trao đổi của hàng hóa. Luận điểm này bao gồm:
Trong nền sản xuất hàng hóa nhỏ, cả tư liệu sản xuất và sức lao động đều thuộc về người lao động, nên sản phẩm làm ra thuộc về họ. Khi sản phẩm được đưa ra trao đổi, người ta phải căn cứ vào lao động đã hao phí để sản xuất ra nó. Lao động đã hao phí là cơ sở của giá cả thực tế hay giá trị trao đổi của hàng hóa.

Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển, sản xuất ra hàng hóa là sự kết hợp của các yếu tố: đất đai, tư bản và lao động. Trong đó, đất đai là của địa chủ, tư bản của nhà tư bản, lao động của công nhân làm thuê. Vì vậy, sản phẩm đem ra bán phải đưa lại thu nhập cho người công nhân dưới hình thức tiền công, cho nhà tư bản dưới hình thức lợi nhuận và cho địa chủ dưới hình thức địa tô. Tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba bộ phận cấu thành, ba nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi.
Luận điểm trên của A. Smith là sai, bởi tư duy lôgíc không đúng. Mặc dù Ông đã xuất phát từ hai tiền đề đúng:
Một là, lao động hao phí là cơ sở của giá trị trao đổi. Ông cho rằng, trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ, do tư liệu sản xuất là của người lao động được kết hợp với lao động của họ, nên sản phẩm làm ra thuộc về người lao động. Khi sản phẩm được đưa ra trao đổi, người ta phải căn cứ vào lao động đã hao phí để sản xuất ra nó. Lao động hao phí là cơ sở của giá cả thực tế hay giá trị trao đổi của hàng hoá.
Hai là, Lao động hao phí của công nhân là nguồn gốc các thu nhập gồm tiền công, lợi nhuận, địa tô. Ông cho rằng, trong nền kinh tế hàng hoá phát triển, do đặc trưng đất đai của địa chủ, tư bản của nhà tư bản, lao động của công nhân làm thuê (mà sản xuất ra hàng hoá là quá trình kết hợp của các yếu tố đó), nên sản phẩm đem bán phải đưa lại thu nhập cho người công nhân dưới hình thức tiền công, cho nhà tư bản dưới hình thức lợi nhuận và cho địa chủ dưới hình thức địa tô.

Từ hai tiền đề đúng nhưng lại rút ra kết luận sai, cho rằng “tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi. Ông đã lẫn lộn giữa cấu thành giá trị và phân phối giá trị. Thêm vào đó, luận điểm trên còn bỏ qua giá trị của lao động quá khứ (c) trong cấu thành giá trị trao đổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét